Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân Covid từng nguy kịch hồi phục

Hà Nội-Bệnh nhân 13592, 39 tuổi, quê Thái Bình, có bệnh nền tiểu đường, hôm nay hồi phục, không còn điều trị hồi sức tích cực.

Bệnh nhân xét nghiệm dương tính nCoV ngày 23/6. Lúc đấy, ông bị ho, sốt, được điều trị tại tuyến cơ sở. Hai ngày sau, bệnh trở nặng, gây khó thở nhiều, được đưa tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ tại khoa Cấp cứu cho thở oxy lưu lượng cao (HFNC) song người bệnh không đáp ứng. Vì vậy, người đàn ông được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, chuyển điều trị hồi sức tích cực vào ngày 29/6.

Vì tình trạng bệnh nặng, người đàn ông được lọc máu hấp thụ độc tố cytokine, theo dõi đánh giá sát sao các chỉ số sinh tồn, diễn biến trên lâm sàng, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, kết hợp điều trị bội nhiễm phổi. Hai ngày sau, người bệnh có tiến triển, chức năng phổi cải thiện rất nhanh, giảm lượng oxy thở máy. Người đàn ông tiếp tục được lọc máu thêm hai lần vào 30/6 và 1/7.

Đến 5/7, chức năng phổi của người ông hồi phục, được tập cai máy thở, sau đó rút ống thở xâm nhập, chuyển thở oxy kính. Ngày 6/7, bác sĩ đánh giá ông đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe hồi phục nhanh, tình trạng tiểu đường ổn định, còn loạn thần sau quá trình điều trị. Ông được chăm sóc thêm 8 ngày tại khoa Hồi sức tích cực, đến ngày 14/7 được chuyển khỏi khoa do đã hồi phục sức khỏe.

Hiện khoa hồi sức tích cực bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương còn điều trị 22 ca, trong đó có 6 ca ecmo (oxy hóa màng ngoài cơ thể), một ca lọc máu.

Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, nhận định đợt dịch thứ tư có nhiều ca bệnh dưới 40 tuổi, trẻ, không có bệnh nền song diễn biến nặng, nguy cơ Tu vong thường trực. Vì vậy, bác sĩ cần theo dõi sát sao; điều trị, chăm sóc tổng hợp các phác đồ gồm hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, miễn dịch thụ động, bổ trợ nâng cao thể trạng, để cứu sống người bệnh.

Bệnh nhân 13592 (đứng) chụp ảnh cùng y bác sĩ và bệnh nhân khác khi hồi phục, chiều 14/7. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chi Lê

Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-nhan-covid-tung-nguy-kich-hoi-phuc-4309501.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY