Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi liên tục tăng nặng

Tiểu ban điều trị Covid-19 cho biết nhiều bệnh nhân rất trẻ không có bệnh nền nhưng khi mắc Covid-19 trở nặng rất nhanh.

Sáng 3/6, tiểu ban điều trị hội chẩn ca bệnh covid-19 nặng trên toàn quốc. trường hợp thứ nhất là "bệnh nhân 7117", 23 tuổi, ở thuận thành, bắc ninh.

Ngày 25/5, bệnh nhân xuất hiện sốt 40 độ C, khó thở, không đau họng, không đau ngực, tự mua Thu*c uống không rõ loại, khó thở ngày càng tăng dần. Thanh niên vào Bệnh viện Ngã Tư Hồ chụp siêu âm hình ảnh mờ lan tỏa 2 phổi, chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Bệnh nhân có thể trạng béo phì khó thở nhiều, co kéo cơ hô hấp, nói câu ngắn. Hình ảnh mờ lan tỏa 2 bên phổi, được chẩn đoán viêm phổi nặng. Anh được thở oxy qua mặt nạ, rồi thở máy không xâm nhập (oxy dòng cao HFNC). Tuy nhiên, sau một giờ không đáp ứng, các bác sĩ quyết định đặt ống nội khí quản, thở máy, duy trì kháng sinh.

Ngày 2/6, tức là sau 7 ngày có dấu hiệu đầu tiên, bệnh nhân có kết quả dương tính nCoV. Đêm qua, bệnh nhân lọc máu, tiếp tục an thần giãn cơ, thở máy. Sáng 3/6, siêu âm phổi cho hình ảnh đông đặc thuỳ dưới 2 phổi.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh xin ý kiến các chuyên gia trong tổ hội chẩn xem xét đặt ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể), tiếp tục thở máy, lọc máu, chống đông, cân bằng điện giải, dinh dưỡng.

Các chuyên gia từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, bệnh nhân dù nặng nhưng đã được xử trí rất tốt, kết quả hiện tại phản ánh phác đồ đi đúng hướng trong điều trị. Bệnh nhân hiện đã tiến triển tốt lên.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang. Ảnh: BVCC

Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ 37 tuổi ở Bắc Giang, vào viện vì ho, tức ngực khó thở, xác định dương tính nCoV ngày 25/5. Người này được chuyển Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 26/5 trong tình trạng thở nhanh. Bác sĩ Trần Thanh Linh, chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy tăng cường tới Bệnh viện Phổi Bắc Giang, cho biết bệnh nhân có xuất huyết tiêu hoá dài ngày.

Tới sáng 2/6, bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, gắn máy thở, lọc máu liên tục, hiện nằm yên với an thần. Bác sĩ Trần Thanh Linh cho hay nếu bệnh nhân tiến triển nguy kịch và xấu hơn sẽ chỉ định đặt ECMO ngay ngày hôm nay. Cùng đó, bác sĩ theo dõi nhiễm trùng, cấy đàm tìm vi trùng và kháng sinh đồ.

Từ các điểm cầu hội chẩn, các chuyên gia đánh giá đây là ca bệnh "không hề dễ". Tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, phương án ECMO cần cân nhắc bởi bệnh nhân có thể bị chảy máu thêm, cùng đó, cần điều chỉnh lại liều Thu*c chống đông.

Trường hợp trẻ tuổi thứ ba là "bệnh nhân 7445". đây là nam sinh viên 22 tuổi, quê long an, được chuyển lên khoa hồi sức tích cực, bệnh viện bệnh nhiệt đới tp.hcm. cơ sở này đang điều trị 5 ca covid-19 nặng và nguy kịch gồm 2 ecmo, 3 thở máy.

Bệnh nhân này tổn thương phổi rất nặng (đông đặc phổi trái nhiều hơn phải) với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), tổn thương gan nặng. Các bác sĩ đang hỗ trợ cho bệnh nhân thở máy, lọc máu và ECMO.

Sáng nay bệnh nhân tiếp tục nằm yên trên an thần, giãn cơ, thở máy, ECMO, lọc máu liên tục. Hình ảnh siêu âm tim, phổi cho thấy bệnh nhân đông đặc phổi, có xẹp phổi, giãn thất phải.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho biết vấn đề nổi bật nhất của ca bệnh này là tiểu cầu khi nhập viện đến nay liên tục xuống thấp dù đã truyền nhiều tiểu cầu, đồng thời xin ý kiến các chuyên gia trong Tổ hội chẩn về việc có nên tiếp tục thay huyết tương hay không.

Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đánh giá bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng có thể do độc tính của virus khiến tình trạng sức khỏe diễn biến xấu rất nhanh. Đáng chú ý, bệnh nhân bị mắc bệnh béo phì, nặng 110 kg.

Giáo sư Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, cùng các chuyên gia nhận định bệnh nhân này diễn biến nặng không kém phi công người Anh (bệnh nhân 91).

"Bệnh án rất khó, nếu nam thanh niên chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM trễ hơn một chút là có thể mất não. Rất may, bệnh nhân đã được cứu sống và duy trì", giáo sư Nguyễn Gia Bình đánh giá.

Hiện cả nước có hơn 4.500 bệnh nhân covid-19 đang điều trị tại 97 cơ sở y tế. trong đó, 123 bệnh nhân tiên lượng nặng, 100 bệnh nhân nặng thở oxy; 29 bệnh nhân nặng, thở máy không xâm nhập; 29 ca nguy kịch phải thở máy xâm nhập; 7 ca nguy kịch ecmo.

Các chuyên gia hội chẩn bệnh nhân nặng ở bộ y tế. ảnh: v.t

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-nhan-covid-19-tre-tuoi-lien-tuc-tang-nang-4288456.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Số ca sốt xuất huyết này được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2011 đến nay.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY