Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh nhân ghép phổi từ người cho Ch?t não đã được ra viện

Thông tin từ Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trải qua ca đại phẫu thuật ghép phổi từ người Ch?t não, ngày 18/10/2019, bệnh nhân Nguyễn Văn Đức (18 tuổi, Thanh Miện, Hải Dương) đã ổn định sức khoẻ và được ra viện.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, Đức đã trải qua ca đại phẫu thuật ghép phổi từ người Ch?t não vào ngày 12/12/2018. Tình thế của em lúc đó đã quá nguy kịch, 5 năm chống chọi với căn bệnh mô bào. Thời điểm trước mổ, cậu bé được bác sĩ tiên lượng chỉ còn sống bằng giây, bằng phút bởi phổi đã bị hỏng toàn bộ. Không còn bất cứ một giải pháp nào khác, cậu bé chỉ có cơ hội sống duy nhất đó là ghép phổi.

“Có thể khẳng định, đây là một phép màu với Đức. Bởi có những trường hợp chờ ghép phổi cả năm trời, nhưng không có người cho và phải chấp nhận Ch?t. Hoặc lúc có người cho thì người cần ghép lại được đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp, dẫn đến không thực hiện được. Ca bệnh của Đức là một sự thử thách đối với bệnh nhân và ê kíp bác sĩ gần 500 người. Chúng tôi phải chạy đua với thời gian, với “tử thần” để giành lại sự sống cho cháu. Bởi trước khi mổ tình trạng của cháu khá là nguy kịch”, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực cho biết.

Trường hợp của Đức là một ca bệnh đầy khó khăn, thách thức đối với các bác sĩ do kỹ thuật ghép phổi là kỹ thuật mới, phức tạp, ghép phổi cho Đức là ca đầu tiên không có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh của Đức trước ghép quá nặng, nằm viện lâu ngày yếu tố nguy cơ cao. Thể trạng của Đức lúc đó đã siêu suy kiệt (BMI=14 (siêu còi cọc) bt 18.5–24.9), với mức suy kiệt này mổ ruột thừa tiên lượng còn nặng chứ không thể nghĩ đến một đại phẫu lớn là ghép hai phổi. Ca ghép từ người cho tạng Ch?t não (phổi hoàn toàn bị động) không có sự chuẩn bị chu đáo như ghép từ người cho sống (có kế hoạch)

Các bác sĩ chia sẻ, 10 tháng chăm sóc Đức là những chuỗi ngày các thầy Thu*c cố gắng hết sức, hầu hết các phương pháp điều trị tích cực hiện đại nhất của hồi sức đều được thực hiện như: ECMO, siêu lọc...

Bản thân Đức cũng đã trải qua nhiều khoảng thời gian "Ch?t đi sống lại", bởi không chỉ là những liệu pháp điều trị mà vấn đề chăm sóc em cũng rất khó khăn. Từ việc ăn uống không hấp thụ được, cơ thể suy mòn trước khi ghép, cơ teo da bọc xương, vận động khó khăn chưa nói đến sau ghép phổi phải có sức để thở.

“Nhưng vượt lên tất cả dẫn đến thành công là sự quyết tâm gia đình, sự cố gắng không mệt mỏi của các thầy Thu*c, các điều dưỡng với nhiều đêm thức trắng bên Đức. Đây là trường hợp ghép phổi trải qua những cung bậc hiếm gặp trong y văn thế giới. Thành công vượt bật sau 10 tháng đã khẳng định sự cố gắng cả về y nghiệp và y đức của đội ngũ chuyên gia”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ước chia sẻ.

Gia đình em Đức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Bệnh viện đã phải tự nỗ lực và vận động nhiều nguồn tài trợ Thu*c.

Trong ngày ra viện của con trai, bố và mẹ em Đức xúc động chia sẻ sự hiện diện của em ngày hôm nay là một điều kỳ diệu đối với em và gia đình; đồng thời gửi lời cảm ơn tới y bác sĩ đã đưa em từ cõi Ch?t trở về, tận tâm cứu chữa, chăm sóc cho em; cảm ơn những nhà hảo tâm đã ủng hộ để em được ghép phổi và điều trị sau phẫu thuật.

TTXVN/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/benh-nhan-ghep-phoi-tu-nguoi-cho-chet-nao-da-duoc-ra-vien-20191018164247848.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY