Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng dồn dập nhập viện

TP HCM-Đang tiếp nhận người phụ nữ sốt xuất huyết nặng tại Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bác sĩ Võ Thanh Lâm nhận được báo động bệnh nhân khác đột ngột chảy máu miệng, nguy kịch.

Bác sĩ Lâm và ê kíp khẩn cấp đặt nam bệnh nhân nằm thấp đầu, cho thở oxy, đồng thời làm hàng loạt biện pháp cấp cứu, cầm máu. Tình trạng xuất huyết sau đó tạm thời được kiểm soát, song bệnh nhân vẫn rất nguy kịch.

Bác sĩ võ thanh lâm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết vừa thoát nguy kịch, được ngừng lọc máu, chiều 21/6. ảnh: thư anh

Người đàn ông này được chuyển viện từ Bà Rịa - Vũng Tàu, bị tái sốc lần hai trên cơ địa thừa cân. Ở tuyến dưới ông đã sốc sâu, tổn thương gan, thận. Dù được điều trị tích cực, tình trạng bệnh vẫn tiến triển phức tạp, phải lọc máu liên tục, đặt nội khí quản thở máy và truyền bù chế phẩm máu.

Ông là trường hợp nặng nhất trong 7 ca sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực - chống độc người lớn (icu) của bệnh viện bệnh nhiệt đới tp hcm. người bệnh ở đây thuộc nhóm rất nguy kịch, thường hôn mê, phụ thuộc sự sống vào các thiết bị sinh tồn và cần nhân viên y tế chăm sóc toàn diện.

"chúng tôi phải chạy đua với thời gian để cứu người bệnh", bác sĩ lâm, song vẫn có 8 trường hợp không qua khỏi. ba tuần nay số ca sốc sốt xuất huyết và tái sốc nặng phải vào icu tăng gấp ba lần so với trước, khoảng 6-7 người mỗi ngày, khiến y bác sĩ quá tải.

Số ca sốt xuất huyết tại tp hcm tăng nhanh từ giữa tháng 4, bằng đỉnh đợt dịch năm 2019 và gấp 117 lần so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo số ca bệnh nặng và t* vong tăng. hiện, tổng số ca tích lũy là 16.057 - nhiều nhất cả nước.

Tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết trong 7 năm qua

Đồ họa: Hoàng Khánh

Không chỉ ở khoa icu, hơn nửa bệnh viện bệnh nhiệt đới tp hcm cũng đang trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân sốt xuất huyết nặng nhập viện dồn dập. như khoa nội a, 58 giường san sát nhau, tràn ra cả hành lang đã đầy bệnh nhân. họ thuộc nhóm có nguy cơ chuyển nặng cao, phải được nhân viên y tế cùng người nhà theo dõi sát diễn tiến.

Trong chiều 21/6 có đến 5 ca khó thở, đau bụng, bứt rứt, tụt huyết áp, vã mồ hôi... khiến hơn 10 y bác sĩ tại đây phải tất bật như con thoi để xử trí, cho truyền dịch, thở oxy qua gọng mũi...

Bác sĩ lê mạnh hùng, phó giám đốc, cho biết bệnh viện là tuyến cuối về điều trị các bệnh truyền nhiễm tại miền nam, quy mô 550 giường, nhưng có tới 306 ca sốt xuất huyết đang điều trị (chiếm hơn 55% tổng giường bệnh), 44 ca bệnh nặng (khoảng 14%). trung bình mỗi ngày có 200-300 người mắc sốt xuất huyết đến khám, 50-60 trường hợp phải nhập viện.

"Điều đáng lo ngại nhất là nhiều người đến khám muộn, khi đã xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng như lờ đờ, đau bụng, nôn ói nhiều, xuất huyết... khiến nhân viên y tế phải cực nhọc hơn rất nhiều trong điều trị", ông Hùng nói. Đồng thời, số lượng người nhà và bệnh nhân tăng cũng khiến áp lực lên hạ tầng, an ninh trật tự và chất lượng phục vụ.

Một số bệnh nhân sốt xuất huyết sử dụng giường kê ngoài hành lang khoa nội a, bệnh viện bệnh nhiệt đới tp hcm. ảnh: thư anh

Nhiều ca sốt suất huyết nặng dồn dập nhập viện đang là tình hình chung của một số cơ sở y tế tại tp hcm hiện nay. khoa icu của bệnh viện nhi đồng 1 hiện có 4 trẻ. nghiêm trọng nhất là bé trai 8 tuổi, ngụ hóc môn, khi nhập viện đã rơi vào nguy kịch. bé suy tim mạch, suy đa tạng, suy hô hấp, rối loạn đông máu. bệnh nhi phải thở máy, lọc máu kéo dài hơn một tháng mới "thoát cửa tử", phục hồi dần chức năng các tạng.

Tính đến ngày 9/6 có 4.400 bệnh nhi đến khám mắc sốt xuất huyết và hơn 1.400 ca phải nhập viện, cao gấp 1,5-2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. đặc biệt, số ca bị sốc và t* vong tăng gấp 5 lần.

Tương tự, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết đơn vị cũng đang quá tải vì sốt xuất huyết. Khoa Nhiễm đã kín giường với 55 bệnh nhân, 11 ca nặng đang được điều trị trong ICU. Ngoài ra, hàng trăm bệnh nhi nhẹ đến khám và điều trị ngoại trú mỗi ngày.

Chị tường vi, 35 tuổi, ở bình dương, mang theo sữa vào thăm con gái bị sốc sốt xuất huyết tại khoa icu, bênh viện nhi đồng thành phố. ảnh: thư anh

Mặc dù vậy, các bệnh viện cho rằng vẫn kiểm soát được tình trạng quá tải, những trường hợp có chỉ định nhập viện đều được tiếp nhận. hiện, dịch bệnh chưa đạt đỉnh, dự đoán số ca mắc mới sẽ tăng nên các bệnh viện đã kê thêm giường ở hành lang, hoặc chuyển ca sốt xuất huyết tới điều trị tại các khoa ít bệnh nhân; thuốc và chế phẩm máu đã được chuẩn bị đầy đủ. riêng bệnh viện nhi đồng thành phố, vì số ca nhập viện và nặng tăng đột biến, thiếu một số loại cao phân tử nhưng các bác sĩ đã thay thế bằng thuốc khác.

Sốt xuất huyết là dịch bệnh lưu hành hàng năm, số ca mắc tăng nhiều vào mùa mưa. năm nay miền nam mưa sớm, trùng với chu kỳ (3-4 năm một lần) bùng dịch của sốt xuất huyết nên ca bệnh tăng cao. trong bối cảnh này, tp hcm đặt nhiệm vụ phòng chống dịch là quan trọng nên đã đổi tên cơ quan phòng chống covid-19 tại các quận huyện thành ban chỉ đạo phòng chống dịch, tập trung vào sốt xuất huyết.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-nhan-sot-xuat-huyet-nang-don-dap-nhap-vien-4478581.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY