Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bệnh nhân suy thận cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Đối với bệnh nhân thận mạn, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn. Cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng khắt khe vì nó quyết định trực tiếp đến sự diễn tiến của bệnh...
Bệnh nhân Trần Thị Chè (70 tuổi, Quận Tân Bình, TPHCM) thắc mắc:

Chào BS Dung, hiện nay tôi được chẩn đoán bị dư kali máu, tuy nhiên tôi lại rất khó mua Thu*c làm giảm kali máu (kalimate). Xin hỏi bác sĩ, ngoài phương pháp sử dụng Thu*c kalimate thì có cách nào để làm giảm kali máu hay không? Bình thường, tôi hạn chế tuyệt đối các loại hoa quả nhất là chuối, cam, bưởi. Đối với các loại rau xanh, củ trong khẩu phần ăn, bệnh nhân thường chỉ ăn sau khi luộc kĩ trên 2 lần để làm giảm lượng kali trong rau củ. Chân thành cảm ơn.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò lớn trong việc quyết định thành quả điều trị bệnh suy thận của người bệnh

BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép - BV Nhân dân 115 lý giải thắc mắc như sau:

Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, kali không được đào thải qua đường tiểu mà bị giữ lại cơ thể. Biến chứng nguy hiểm của việc tích tụ kali là làm cho các cơ yếu, không hoạt động dễ dẫn đến tình trạng Tu vong.

Có 2 cách để giải quyết tình trạng kali là sử dụng một số Thu*c theo chỉ định của bác sĩ và chủ động hạn chế dung nạp lượng kali vào cơ thể như đã đề cập trên. Điều đặc biệt là nên hạn chế các chế phẩm khô như nho khô, chuối khô... Ở trong những trái nho, chuối bình thường đã chứa nhiều kali thì trong nho, chuối khô thì lượng kali cao đến gấp 5 lần.

Khi luộc rau, nên ăn rau ở lần luộc thứ 2. Ở một số loại đậu như đạu tương, đậu phộng... rất nhiều đạm, tốt cho bệnh thận nhưng lại nhiều kali. Chúng ta giải quyết tình trạng này cũng bằng cách luộc kĩ các loại đậu này để hạn chế tối đa lượng kali mà vẫn có thể dung nạp lượng đạm từ những thực phẩm này.

Bác có thể tham khảo số lần ăn và chế độ dinh dưỡng của 1 ngày như sau:




Một điều lưu ý nữa là trong một số Thu*c rất tốt cho bệnh thận đó là Thu*c ức chế men chuyển thì nó lại có nhược điểm: gây ho và tăng kali. Vì thế, mặc dù nó tốt cho bệnh thận nhưng bác sĩ vẫn nên tránh không cho bệnh nhân sử dụng Thu*c đó.

Trong trường hợp này, nên đổi Thu*c thay vì nhóm ức chế men chuyển thì đổi sang nhóm Thu*c khác có tác dụng tương tự nhưng không làm tăng kali như ức chế thụ thể, ức chế canxi...

Khi đi khám, bác có thể trình bày với bác sĩ là bản thân hay bị tăng kali hoặc bác sĩ sẽ nhìn vào xét nghiệm hàng tháng của mình và tự có cân nhắc để điều chỉnh Thu*c.

Mời đọc thêm:

>>> Bệnh nhân suy thận: Nắm rõ chế độ dinh dưỡng quyết định yếu tố sống còn

Lê Bình
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-nhan-suy-than-can-luu-y-gi-ve-che-do-dinh-duong-n348155.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY