Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bệnh nhân ung thư tại Việt Nam có nên tiêm vắc xin Covid-19?

Hầu hết bệnh nhân ung thư ngay cả đang điều trị vẫn nên tiêm vắc xin Covid-19, tuy nhiên có một số trường hợp cần tạm hoãn.

Theo kế hoạch, Việt Nam phấn đấu có đủ 150 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 trong năm 2021 để tiêm rộng rãi cho người dân với 8 nhóm đối tượng ưu tiên.

Trước mắt, việt nam đã có chắc chắn 60 triệu liều vắc xin astrazeneca trong năm nay, chủng ngừa cho người từ 18 tuổi trở lên. vắc xin này có hiệu lực bảo vệ từ 62-90% dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và an toàn trên dân số chung.

Tuy nhiên bệnh nhân ung thư đang điều trị, đã lui bệnh có nên tiêm? ts nguyễn tiến quang, chủ tịch hội đồng quản lý bệnh viện k cho biết, đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vắc xin covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.

Theo ts quang, bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém hơn do ảnh hưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị tích cực như hoá, xạ trị, nhắm trúng đích…

Bệnh nhân ung thư tại Việt Nam có nên tiêm vắc xin Covid-19?

Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K

Vì vậy, bệnh nhân ung thư cũng như nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác nằm trong nhóm khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin covid-19.

“bệnh nhân ung thư đang điều trị, kết thúc điều trị có thể tiêm vắc xin covid-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của Thu*c. tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư”, ts quang nhấn mạnh.

Các bệnh nhân đang sử dụng các Thu*c nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, Thu*c đồng vận, các Thu*c kháng androgen … trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt có thể tiêm phòng vắc xin covid-19 mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin.

Đối với bệnh nhân ung thư đang xạ trị, có thể tiêm phòng vắc xin sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.

Bệnh nhân ung thư có chỉ định phẫu thuật, nên tiêm vắc xin trước vài ngày trước ca mổ vì sau tiêm vắc xin có thể sốt trong 24-48 giờ đầu.

Bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên có kế hoạch tiêm vắc xin mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách, nên tiêm vắc xin ở tay đối diện vì sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.

Bệnh nhân ung thư tại Việt Nam có nên tiêm vắc xin Covid-19?

TS Nguyễn Tiến Quang

Riêng bệnh nhân ung thư đang điều trị phác đồ hoá trị đa Thu*c, liều cao hoặc bệnh nhân ung thư ghép tế bào gốc tạo máu nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin covid-19.

Theo TS Quang, khuyến cáo này được đưa ra dựa trên dữ liệu cho thấy, hầu hết các loại vắc xin chủng ngừa có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất.

Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19, do vậy cần thảo luận với bác sĩ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vắc xin.

“Bác sĩ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh nhân, tính toán ảnh hưởng nếu ngừng điều trị ung thư để quyết định có tiêm vắc xin ngay hay trì hoãn”, TS Quang chia sẻ.

Hiện các chuyên gia đưa ra giả thuyết, hiệu quả của vắc xin covid-19 có thể giảm trên bệnh nhân bị ức chế hoặc suy giảm miễn dịch song vẫn có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nặng của bệnh nếu không may mắc covid-19.

Lưu ý, các bệnh nhân ung thư có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với các Thu*c điều trị ung thư, cần tham khảo chuyên gia dị ứng trước khi tiêm vắc xin.

Thúy Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/benh-nhan-ung-thu-tai-viet-nam-co-nen-tiem-vac-xin-covid-19-715842.html)

Tin cùng nội dung

  • Trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào
  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY