Bệnh theo mùa hôm nay

Bệnh sởi: Kiêng kị và cách ăn uống

PGS TS Vũ Nam: Sởi sau khi phát màu đỏ ánh thì kiêng gió, kiêng đồ sống lạnh, không nên cho bệnh nhân ăn mì, miến….

Theo PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc BV Y học cổ truyền Trung ương, nếu phạm phải điều cấm kị trên, ngoài da bị đóng kín, độc khí ủng trệ lại làm cho toàn thân xanh tái mà độc lại công vào trong sinh phiền nóng, vật vã, đau bụng, khí suyễn, bực tức, khó chịu. Độc muốn ra mà không được, nguy cấp đến ngay.

Ảnh minh họa

Các triệu chứng của bệnh sởi

Phát sốt: Sởi mà không sốt thì không phát ra được. Khi mụn sởi muốn phát, khắp cơ thể phát sốt hoặc phiền nóng vật vã hoặc đầu choáng váng hoặc thân mình co giật. Khi sởi đã mọc ra sẽ hết sốt, các chứng đều hết đó là bệnh nhẹ.

Nếu hạt sởi mọc ra mà sốt cao không giảm, đó là độc thịnh. Khi đó, nên dùng bài Thu*c Đại thanh thang để giải độc, gồm: Huyền sâm 8g, Thạch cao 12g, Tri mẫu 4g, Sinh địa 8g, Mộc thông 6g, Thanh đại 8g, Địa cốt bì 4g, Kinh giới tuệ 4g, Cam thảo 4g.

Ho suyễn: Phát sởi phần nhiều có ho, đó là tà độc mượn ho mà tán ra. Cho nên, trong khoảng 1 tuần mà vẫn còn ho là tốt, đừng thấy ho nhiều rồi chữa ho. Sởi là bệnh thuộc phế với tỳ vị, phế bị hỏa tà thì ho nhiều, ho nhiều thì đẩy tà ra nhanh.

Đại tràng bị hỏa thì liên quan đến tỳ vị mà sinh ra tiết tả, nếu tiết tả sớm thì ho sẽ giảm mà biến thành suyễn, bởi vì 2 chứng (suyễn ho) đều thuộc phế, nhưng ho là thực, suyễn là hư; được ho thì đưa tà ra ngoài, được suyễn thì đưa tà vào trong; nặng thì mắt nhắm, nhiều đờm, ngực đầy, bụng trướng, sắc trắng là chứng nguy. Như vậy, nên ho mà không nên suyễn, nhất là không nên tiết tả.

Thổ tả: Sởi mới mọc phát sốt, nôn mửa, ỉa chảy đều là nhiệt chứng, chớ cho là hàn; đó là tà bức bách ở trong. Nếu hỏa tả ở thượng tiêu thì phần nhiều sinh nôn mửa (thổ), ở hạ tiêu thì phần nhiều sinh ỉa chảy (tả), ở trung tiêu thì vừa nôn mửa vừa ỉa chảy.

Nếu vừa nôn mửa, vừa ỉa chảy thì sử dụng bài Thu*c Hoàng cẩm thang gia bán hạ, sinh khương. Bài Thu*c Hoàng cẩm thang: Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả.

Sởi mới phát rất kiêng tiết tả, nhưng có trường hợp từ đầu đến cuối đi tiết tả mà vẫn không có vấn đề gì, đó là bẩm khí có mạnh yếu khác nhau. Nều vì tả mà ho bớt rồi biến ra suyễn là nguy hiểm.

Sởi mà sinh kiết lỵ, ngày đêm đi 3-5 lần rồi giảm 2-3 lần hoặc ho nhiều dần lên, mạch dần dân nổi lên, mũi chảy ra nước trong thì là sống.

Nếu lỵ biến ra màu tối đen hoặc như nước nhà dột hoặc màu rau xanh, giang môn cứ tuột ra như cái ống, suyễn thở, quá trưa gò má đỏ là nguy hiểm, không chữa được.

Đau họng: Khi mắc mà thấy đau họng là hiện tượng thường thấy, đó là hỏa độc xông lên mà gây ra, đây không phải như chứng hầu tý, ung thũng có ứ huyết. Sởi mà sinh bệnh ở họng là vì họng khô mà đau.

Đau bụng: Sởi mới phát từ ngày 1 đến ngày thứ 6, trong khoảng ấy hay có chứng đau bụng, đây là hỏa uất ở đại tràng, chớ nhận nhầm thượng thực mà sử dụng Thu*c tiêu đạo hoặc dùng tay xoa nắn đều không tốt, chỉ giải được độc sởi là đau bụng tự khỏi.

Lưu ý vê ăn uống khi bị bệnh sởi

Bên cạnh những điều cấm kỵ cần lưu ý trong thì việc ăn nuống trong cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nếu không chú ý, giữ gìn trong đối với bệnh nhân sởi thì sau này khỏi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Sởi mọc ra phần nhiều từ 5-6 ngày không ăn uống, đó là vì bị tà khí xâm hại, không ăn không ngại gì, không cần chú ý vào đó mà chỉ cần chữa cho sởi mọc ra hết, độc khí tan dần sẽ tính đến chuyện ăn uống.

Chúng ta không nên cho bệnh nhân ăn mì, miến, chỉ cho uống nước cháo ít, đợi khi hết sốt rồi dần dần sẽ cho ăn thêm, ăn ít và ăn làm nhiều lần, nếu vội cho ăn thì động đến vị hỏa, bệnh sẽ bùng phát trở lại.

Người bị bất kỳ là lớn hay bé, từ khi bị bệnh đến khi sởi mọc thích uống nước lạnh thì cho uống không nên kiêng, cần uống nhiều lần, độc khí theo đó mà giải. Sởi mọc mà khát nước đều là do hỏa tà, phế vị bị khô, vì tâm hỏa bốc mạnh nên mới sốt và khát…

AloBacsi.vn, Theo VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-soi-kieng-ki-va-cach-an-uong-n125013.html)

Chủ đề liên quan:

ăn uống bệnh sởi dịch sởi

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY