Bệnh theo mùa hôm nay

Bệnh sởi: Những trẻ nào cần nhập viện?

Đa số trẻ mắc sởi có thể điều trị ngoại trú mà chưa cần phải nằm viện.

Trẻ mắc sởi cần nhập viện khi có một trong những dấu hiệu sau:

- Không uống được hoặc bỏ bú .

- Co giật. Li bì .

- Trẻ mệt hơn. Thở bất thường. Còn sốt sau khi ban đã bay .

- Sốt cao khó hạ > 48 giờ.

Lưu ý: Trong giai đoạn chưa ra ban hoặc đang phát ban: trẻ thường ho nhiều và sốt liêntục. Bệnh sởi không biến chứng chưa cần phải nhập viện vì có thể gây lây nhiễm chéo cho trẻ kháchoặc bị lây bệnh từ các bệnh nhân khác.

Bảo vệ trẻ tránh lây nhiễm sởi

Bệnh Sởi hiện nay đang là vấn đề sức khỏe nổi trội trên cả nước, vì Sởiđang gây nhiều bất lợi cho sức khỏe con người nhất là trẻ em. Tính đến ngày 23/4/2014, cả nước đãghi nhận 3.569 trường hợp mắc sởi thực sự trong tổng số 9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, cáctrường hợp mắc sởi chủ yếu xảy ra ở khu vực miền Bắc và miền Nam, đặc biệt số trẻ em Tu vong do sởiđã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho phụ huynh cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ trước sự lây nhiễmsởi và tiêm phòng vắc xin sởi theo khuyến cáo của ngành Y tế.

1. Bệnhsởi rộ lên trong thời gian qua có thể do những yếu tố sau đây

-Yếu tố thời tiết thuận lợi: đâylà thời điểm bệnh sởi thường phổ biến với đúng tên gọi "bệnh theo mùa" vì khíhậu khô hanh là điều kiện thuận lợi cho vi rút sởi phát tán và gây bệnh cho con người. Theo thốngkê hàng năm của viện Pasteur Tp.HCM, vào tháng 3 và tháng 4 là thời điểm số bệnh nhân mắc sởi cóchiều hướng gia tăng trong cộng đồng.

-Yếu tố cơ địa: trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm vì sứcđề kháng còn rất yếu kém, trẻ chưa tự chủ trong phòng bệnh khi thường xuyên tiếp xúc với môi trườngxung quanh, với bạn bè nhất là những trẻ "mắc sởi thể không điển hình" khôngđược áp dụng biện pháp cách ly, đây chính là nguồn lây nhiễm tiềm tàng đối với trẻ lành.

-Yếu tố chủng ngừa: một số "sự cố sau tiêmchủng" đáng tiếc xảy ra cho trẻ đã khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng khi đưa trẻ đi tiêmchủng, nhiều trẻ chưa thực hiện được tiêm vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi và mũi tiêm nhắc, khi đợtbệnh xuất hiện điều hiển nhiên sẽ có nhiều trẻ dễ dàng bị lây nhiễm.

-Yếu tố môi trường sống: môi trường càng đông đúc, chậtchội cũng làm cho con người dễ bị nhiễm sởi nhất là trẻ em, vì vi rút sởi lây nhiễm rất nhanh quađường hô hấp.

2. Chăm sóc và điều trị đúngtuyến để bảo vệ tốt cho trẻ và hạn chế "lây nhiễm chéo"

- Hầu hết những bệnh nhân mắc sởi thể nhẹ có thể được điềutrị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên Y tế. Việc phân tuyến điều trịbệnh sởi được áp dụng như sau:

- Tuyến xã, phường: tư vấn chăm sócvà điều trị bệnh nhân không có biến chứng

- Tuyến huyện: tư vấn chăm sóc vàđiều trị bệnh nhân có biến chứng hô hấp nhưng không có suy hô hấp.

- Tuyến tỉnh: chăm sóc và điều trịbệnh nhân: Có biến chứng thầnkinh. Biến chứng hô hấp,có thể suy hô hấp các mức độ tùy theo trang thiết bị hiện có. Các biến chứngkhác.

- TuyếnTrung ương: chăm sóc vàđiều trị bệnh nhân có biến chứng nặng.

Chuyển tuyến dưới điềutrị tiếp khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

- Nếu thấy trẻ bị sốt và phát ban, phụ huynh hoài nghi trẻbị sởi nên đưa trẻ đến khám bệnh tại cơ sở y tế để được xử trí, hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà vàphòng ngừa lây lan.

- Việc chăm sóc tại nhà phụ huynh cần chú ý những nguyên tắcquan trọng sau đây:

Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, giàudinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo thịt, súp dinh dưỡng, sữa bột các loại…Trẻ ăn uống quá khó khănphụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bìnhthường nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơthể, cải thiện sức đề kháng.

Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cầnchú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp với lứa tuổi theo chỉ định và hướng dẫn của bácsĩ hoặc cán bộ y tế.

Giữ vệ sinh thân thể tốt giúp da trẻluôn sạch sẽ và khô thoáng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây nguy hiểm chotrẻ.

Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếuthấy trẻ có một trong những biểu hiện nghiêm trọng sau đây:

- Trẻ bị sốt cao liên tục không hạ sau khi đã phátban

- Thay đổi tri giác: trẻ lừ đừ, mệt lả, ngủ li bì hoặchôn mê

- Trẻ bị co giật

- Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở

3. Chủ động đưa trẻ lành đi tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng độtuổi

- Trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin, phụ huynh nêntăng cường chăm sóc trẻ tốt về dinh dưỡng, nhất là tăng cường cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt đểgiúp trẻ khỏe mạnh hơn. Hạn chế cho trẻ đi ra ngoài đường, đặc biệt là hạn chế việc tiếp xúc chỗđông người nhất là những nơi nghi ngờ có người đang nhiễm bệnh đây là cách tốt nhất để bảo vệ trẻnhỏ.

- Trẻ nào nằm trong độ tuổi tiêm chủng phụ huynh nên khẩntrương cho trẻ đi tiêm vắc xin Sởi trong thời gian sớm nhất theo quyết định của công văn số198/TB-TTYTDP ngày 18/3/2014 của Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh về việctiêm vét sởi phòng chống dịch, Phụ huynh nên đưa trẻ đến Trạm y tế phường xã nơi mình cư ngụđể tiêm ngừa sởi trong 2 trường hợp sau:

Trẻ 9 - 36 tháng chưa tiêmvắc xin sởi.

Trẻ 18 - 36 tháng đã tiêmmũi thứ nhất vắc xin sởi (hoặc vắc xin sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella) nhưng chưa tiêm mũithứ 2 vắc xin sởi, khoảng thời gian từ mũi thứ nhất đến ngày tiêm vét là trên 1 tháng.

AloBacsi.vnTheo ThS.BS Đinh Thạc - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-soi-nhung-tre-nao-can-nhap-vien-n127780.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY