Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Bệnh tả: dấu hiệu triệu chứng, điều dưỡng chăm sóc truyền nhiễm

Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò ốc, từ đó xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ.

Định nghĩa

Bệnh tả là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae), gây tiêu chảy dẫn đến mất nước và điện giải nặng. Bệnh nguy hiểm đối với trẻ em và người già, có thể phát triển thành dịch lớn khi điều kiện vệ sinh môi trường kém.

Mầm bệnh

Vibrio cholerae là một loại vi khuẩn ngắn, hình hơi cong như dấu phẩy, Gram (-), di động nhanh nhờ có một roi, thấy trong phân người bệnh và người mang mầm bệnh. Vi khuẩn không tạo bao tử nhưng có khả năng tồn tại trong nước, thức ăn khoảng một tuần, chúng bị huỷ diệt nhanh bởi nhiệt độ cao (hơn 55°C) và các chất tẩy khuẩn.

Ngoài ra type cổ điển, còn có type Eltor được nhìn nhận gây dịch trầm trọng cho người, sự phân biệt 2 type cổ điển và Eltor dựa trên khả năng gây dung huyết và tính chất nhạy cảm với kháng sinh, có ý nghĩa trong nghiên cứu dịch tễ học của bệnh dịch tả.

Dịch tễ

Nguồn bệnh

Người bệnh thải vi khuẩn qua phân, chất nôn, thường sạch vi khuẩn sau một tuần.

Người lành mang vi khuẩn thải vi khuẩn qua phân trong thời gian rất lâu.

Đường truyền nhiễm

Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò ốc, từ đó xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ.

Cách lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nuôi bệnh, người khâm liệm tử thi... tuy hiếm nhưng vẫn có thế xảy ra.

Các yếu tố thuận lợi

Dịch tả thường xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém ý, thức vệ sinh của người dân chưa tốt.

Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng.

Trẻ em thường mắc bệnh nhiều nhất.

Bệnh sinh

Sau khi xâm nhập vi khuẩn phát triển ở ruột non và sinh ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố gắn vào bề mặt các tế bào niêm mạc ruột, kích hoạt Adenyl cyclase dẫn đến sự gia tăng AMP vòng: Nước từ tế bào niêm mạc sẽ xuất tiết vào lòng ruột non, gây ra hiện tượng tiêu chảy ồ ạt. Người bệnh bị mất nước đẳng trương, cần phải can thiệp nhanh, nếu không sẽ bị hạ thể tích huyết tương, rối loạn điện giải, toan máu, truy tim mạch, suy thận và Tu vong.

Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Từ 6 giờ đến 5 ngày.

Không có triệu chứng gì. 5 ngày cũng là thời gian cách ly, giám sát dịch ở sân bay, biên giới, cảng thuỷ...

Thòi kỳ khỏi phát

Vài giờ.

Người bệnh bị đột ngột đầv bụng, sôi bụng.

Tiêu chảy một vài lần, không sốt.

Thời kỳ toàn phát

Thường có 5 triệu chứng:

Tiêu chảy xôi xả:

Phân nước, đục lờ lờ như nước vo gạo, 20 - 50 lần/ngày, mùi tanh nồng đặc biệt.

Nôn mửa:

Nôn vọt dễ dàng, lúc đầu ra thức ãn, sau ra toàn nước trong, tuy thế người bệnh không đau bụng.

Tình trạng tiền choáng hoặc choáng:

Thân thể lạnh, tay chân lạnh...

Chuột rút:

Các bắp co rút, đau do giảm Ca .

Tiêu ít hoặc vô niệu:

Người bệnh có các dấu hiệu mất nước: Mặt hốc hác, lờ đờ, mắt trũng sâu. da nhăn nheo, các hố trên xương đòn, xương ức... lõm vào, tiếng nói thều thào tim đập yếu, mạch nhanh, thân nhiệt dưới 37°c.

Thời kỳ phục hổi

Chẩn đoán

Bệnh diễn tiến 1 -3 ngày rồi tự ngưng, nếu người bệnh được bù nước và điện giải thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.

Dựa vào các yếu tố:

Dịch tễ

Sống ở nơi có dịch lưu hành.

Tiếp xúc với người bệnh.

Lâm sàng

Tiêu chảy dữ dội, mất nước, tính chất của phàn, không sốt, không đau bụng.

Xét nghiệm

Soi phân dưới kính hiển vi nền đen: Thấy vi khuẩn tả chuyển động nhanh.

Cấy phân: Cho kết quả sau 24 giờ.

Xét nghiệm đánh giá những biến đổi sinh học.

Tinh trạng cô đặc máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu tăng, dung tích hồng cầu tăng, tỷ trọng huyết tương tãng.

Rối loạn điện giải: cr tăng ít, K giảm, dự trữ kiềm giảm.

Suy thận: Creatinin máu tăng.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Bồi hoàn nước, điện giải sớm và đầy đủ, theo dõi chặt chẽ.

Kháng sinh trị liệu.

Điều trị cụ thể

Bổi hoàn nước, điện giái qua hai giai đoạn:

Giai đoạn /: (trong 6 giờ đầu) khi mới nhập viện, bù nước và điện giải đế người bệnh khỏi bị kiệt nước, kiệt muối.

Giai cỉoạn 2: (8 giờ tiếp theo) bù nước, điện giải bị mất khi điểu trị.

Dung dịch dùng là:

RÌIHỊCI' Lactate (hoặc NaCl 9%o, NaHC03 14%0, dd Alkalect)

Glucose chi dùng sau khi đã bù đú muối.

Tống lượng dịch truyền trong 6 giò đầu là: 100ml/kg thể trọng với trẻ em. Với người lớn lương dich truyền tuỳ tình trang người bênh.

Nen bo sung K Ca .

Khi tạm ổn: Chuyển sang dùng ORS uống.

Kháng sinh:

Tetracylin: 500mg/ kg/6h X 8 - 12 lần/liều.

Trẻ em: lOmg/kg/ 6h X 8 lần/liều.

Điều trị triệu chứng - dinh dưỡng:

Các triệu chứng sẽ giảm khi bổi hoàn nước - điện giải đúng.

Ăn: Người lớn nghi ăn 1 ngày. Trẻ em không nghỉ ăn. cho ăn thức ãn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hoặc bú mẹ.

Khống dùng Thu*c cầm tiêu cháy vì có thể gây hại

Dự phòng

Vệ sinh môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm phàn.

Vệ sinh thực phẩm.

Kiếm soát chặt chẽ các nguồn nước, hệ thống phân phối, nước thái...

Các biện pháp khi cỏ dịch:

Giáo dục sức khỏe: Tuyên truyền, vận động sự tham gia chống dịch cua cộng đổng.

Xử lý phân và chất thải.

Ăn chín uống sôi.

Hạn chế đi lại, giao lưu hàng hoá.

Chăm sóc

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng chân, móng tay, đếm nhịp thở, kiểu thò, tình trạng tăng tiết, nếu người bệnh suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp thông khí. cho thơ oxy.

Đầu chi lạnh tím do nhiệt độ thấp.

Người bệnh mất nước nhiều và nhanh làm giảm thể tích tuần hoàn đột ngột gây khó thở, thở nhanh.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt là dấu hiệu tiền sốc.

Cần theo dõi mạch, huyết áp 15 phút/ lần hay 30 phút/1 lần: Tùy theo y lệnh.

Tinh trạng mất nước.

Tùy tình trạng người bệnh để bù đủ dịch và điện giải kịp thời.

Đánh giá mức độ nước:

Toàn trạng, mắt, nước mắt, chun giãn da.

Sô lượng nước tiểu: ít hay vồ niệu, nếu có biến chứng suy thận.

Tình trạng đi tiêu:

Số lần đi tiêu, tính chất phân.

Xem bệnh án.

Chấn đoán độ mất nước, chỉ định Thu*c, xét nghiệm. Các yêu cầu theo dõi khác để có kế hoạch chăm sóc thích hợp và thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm.

Tình trạng chung:

Tri giác: Tỉnh, lừ đừ, lơ mơ, vật vã, bứt rứt, có co giật không. Có thể bị chuột rút do toan huyết.

Lấy nhiệt độ.

Đo nước tiểu/24 giờ.

Nôn, tiêu chảy nhiều lần.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi dấu hiệu mất nước.

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ: Theo dõi các dấu hiệu sinh tổn. Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chãm sóc các hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy giáo dục sức khỏe.

Thực hiện kế hoạch

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận người bệnh và báo cáo ngay bác sĩ. Dự trù đủ số dịch truyền, nhanh chóng bù đủ lượng nước mất.

Nhanh chóng chuẩn bị truyền dịch qua đường tĩnh mạch ngay. Truyền kim to và cho nhiều đường truyền, cho chảy vận tốc nhanh. Kiểm tra vận tốc thường xuyên.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 15 phút/llần, 1 giờ/1 lần: Tùv tình trạng người bệnh và chi định của bác sĩ.

Theo dõi dấu hiệu mất nước:

Đánh giá mức độ mất nước.

Theo dõi lượng nước ra vào cơ thể trong 24 giờ.

Bù đú nước.

Ngoài dịch truyền, nếu người bệnh không nôn: Cho uống ORS.

Thực hiện các y lệnh chính xác, kịp thời:

Thu*c.

Các xét nghiệm.

Lấy mẫu phân đúng quy cách để biết tiến triển bệnh: Soi phân tươi. Cấy phân 15 phút/1 giờ đầu.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn phát hiện truy mạch.

Chăm sóc các hệ thống cơ quan nuôi dưỡng:

Cho nằm giường có lỗ để giúp cho tiểu tiện tại chỗ. Cần có 2 bỏ và chứa dung dịch sát trùng để chứa phân và chất nôn riêng.

Dùng thước có vạch nhúng vào bô để tính thể tích, nhúng vào bô để đo nếu bô không có vạch đo.

Lau rứa, thay quần áo thường xuyên để tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Chú ý vùng mông sạch sẽ, khô.

Nuôi dưỡng: Bớt tiêu chảy cho ăn chất lỏng, dễ tiêu.

Dinh dưỡng: Chủ yếu là truyền dịch.

Người lớn: Ngày đầu nhịn ăn, những ngày sau cho ăn thức .ăn nhẹ, lóng, dễ tiêu.

Trẻ em: Cho bú mẹ.

Giáo dục sức khỏe

Ngay khi người bệnh mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh và người nhà của người bệnh (bằng thái độ dịu dàng làm cho người bệnh yên tâm điều trị).

Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách cho người bệnh và người nhà của người bệnh tại khoa, đê tránh lây lan.

Khi xuất viện, hướng dẫn người bệnh và người nhà của người bệnh phương pháp dự phòng. Vệ sinh thực phẩm, nước uống, cách tẩy uế và xử lv phàn tại nhà.

Đánh giá

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

Sau khi truyền đú lượng dịch và điện giải người bệnh tươi tinh lại ngay, da ấm, thân nhiệt trở lại bình thường, mạch, huyết áp ổn định: Mạch chậm, đều rõ, huyết áp tăng, hết dấu hiệu mất nước, người bệnh bớt đi tiêu, ngừng đi tiêu, đi tiểu nhiều, hết khát nước.

Nôn mửa giảm dần sau các giờ đầu, chuột rút, biến mất.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/dieuduongtruyennhiem/cham-soc-nguoi-benh-ta/)

Tin cùng nội dung

  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY