Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh tay chân miệng vào mùa

Hà Nội-Bệnh viện Nhi Trung ương hiện mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trẻ bệnh tay chân miệng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước và ít có ca nặng.

Bé trai 19 tháng, quê ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, điều trị tay chân miệng tại viện hai ngày nay. Mẹ cho biết thi thoảng bé có các nốt ban đỏ ở chân, cho rằng con bị muỗi đốt nên không đưa đi khám. Ba ngày sau, bé sốt cao, uống Thu*c hạ sốt không hiệu quả, nhập viện điều trị.

Cùng phòng bệnh, bé trai 13 tháng tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội, nhập viện đêm 13/4 do nôn ói và xuất hiện các nốt phát ban ở chân. Người nhà cho biết bé mắc tay chân miệng khoảng 3 ngày, bác sĩ giải thích triệu chứng nôn ói do virus và rối loạn tiêu hóa.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết khoảng 121 ca tay chân miệng nhập viện từ đầu năm đến nay, đa số là trẻ dưới 5 tuổi. So với cùng kỳ năm 2019, số bệnh nhân năm nay tăng nhẹ, không đột biến.

Theo ông hoàng đức hạnh, phó giám đốc sở y tế hà nội, ba tháng đầu năm toàn thành phố ghi nhận 82 ca tay chân miệng, ở 28 quận, huyện, thị xã. "số ca mắc có xu hướng gia tăng và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, chủ yếu ở lứa tuổi nhỏ", ông hạnh nói trong cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống covid-19 thành phố hà nội, chiều 12/4.

Trên cả nước, bộ y tế ghi nhận số bệnh nhân tay chân miệng tăng gấp 4 lần so cùng kỳ năm 2020. cả nước ba tháng đầu năm ghi nhận 17.451 ca tay chân miệng, trong đó 4 người Tu vong, chủ yếu khu vực miền nam, đặc biệt là tp hcm, đồng nai, long an, đồng tháp, an giang.

Nốt ban đỏ biểu hiện bệnh tay chân miệng, ở bệnh nhi 13 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương sáng 14/4. Ảnh: Chi Lê

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, EV71 thường gây biến chứng nặng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và Tu vong trên trẻ.

Tay chân miệng thường gặp vào mùa xuân và mùa thu, từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12. Vì vậy, các chuyên gia dự đoán số ca mắc có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.

Tay chân miệng lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung; vệ sinh kém; khí hậu, môi trường thuận lợi... dễ gây lây truyền bệnh. Vì vậy, tiến sĩ Lâm khuyến cáo cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ, vệ sinh nhà cửa và đồ chơi để tránh lây chéo tay chân miệng. Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn nấu chín, dễ tiêu để đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.

Trẻ mắc bệnh, cần sử dụng Thu*c hạ sốt đúng liều. Ví dụ chỉ sử dụng 10-15mg paracetamol cho một kg thể trọng, các lần uống cách nhau 4-6 giờ. Không nên lạm dụng Thu*c hạ sốt vì có thể gây ngộ độc cho trẻ. Sau khi uống Thu*c hạ sốt vài tiếng, trẻ không giảm sốt, tiếp tục sốt cao liên tục trở lại và run tay, giật mình, rối loạn ý thức, gia đình cần đưa đến bệnh viện. Trẻ mắc tay chân miệng cần tránh ở nơi có gió lùa, tắm và vệ sinh thường xuyên bằng nước ấm, không nên kiêng tắm.

Ông Hạnh yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trong trường học, gồm trang bị các phương tiện rửa tay, xà phòng, vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt bàn ghế học tập và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly, điều trị kịp thời.

Ông Hạnh cũng yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng. Các bệnh viện phân tuyến điều trị, hạn chế chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Chi Lê - Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-tay-chan-mieng-vao-mua-4262715.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Số ca sốt xuất huyết này được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2011 đến nay.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu mẩn đỏ trong lòng bàn tay, bàn chân, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện theo dõi, cách ly điều trị ngay.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY