Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Bệnh tiểu đường: Trái cây không đáng sợ

Trái cây thường ngọt vì chứa một lượng đường nhất định. Nhưng có phải vì thế mà người bị bệnh tiểu đường đều phải kiêng khem hoa quả mà không có cách nào khác?
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 
 Ăn trái cây được không? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người khi có lượng đường huyết cao trong máu, họ tự hỏi làm sao ăn trái cây chín vì nó quá ngọt và họ sợ không dám ăn vì “nhiều đường”, từ đó có thể dẫn đến sự thiếu hụt nhiều chất khác có ích cho cơ thể. Cách suy nghĩ này không đúng, bởi vì trái cây chính là một loại thực phẩm “siêu tốt” mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân loại từ rất lâu đời.  Ăn trái cây một cách liều lượng. Người bị tiểu đường thường ngại ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài, nho, thơm, hồng xiêm… Họ thường ăn những loại quả như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long… được xem là ít ngọt hơn. Một điều sai lầm nữa là quan niệm về quả chuối vì họ cho rằng chuối chứa nhiều tinh bột nên ít ngọt nhưng thực ra khi quả chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.  Tuy nhiên, hàm lượng đường trong các loại quả chín rất khác nhau. Ví dụ, một quả chuối nặng 100 g thì có chứa 25 g đường, trong khi một quả táo tương đương chỉ chứa 13 g đường. Điều quan trọng không phải ăn loại quả chín nào mà là ăn bao nhiêu để không lo lắng về đường.
trái cây còn là một nguồn chất chống oxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100-150 g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng. Bao gồm ổi, mãng cầu xiêm và các cây thuộc họ cam quýt (quýt, cam, chanh, bưởi…), nho, kiwi, dâu tây, khế,… Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.

Nguồn khoáng tố vi lượng, trong quả dứa (thơm), mãng cầu xiêm, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.

Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể và nên ăn trái cây, không cần e ngại. Khi ăn có thể thay đổi trong nhiều loại quả chín nhưng ăn mỗi ngày với một số lượng vừa phải (150-200 g) để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không dư đường. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn cả quả như vậy sẽ có cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.

Bốn loại đường để ăn kiêng

Theo Hiệp hội Tiểu đường, bốn loại đường hóa học gồm aspatema, saccharin (không cung cấp calories) và những loại như fructose, sorbitol (cung cấp calories) đều có thể dùng được tùy theo bệnh trạng của từng người. Khi dùng, nên đọc nhãn hiệu của các loại đường để biết nó thuộc loại nào trong bốn loại trên.

- Nếu bệnh tương đối nghiêm trọng, nên dùng loại không có calories như saccharin và aspateme.

- Nếu bệnh trong vòng kiểm soát được, có thể dùng các loại cung cấp calories như fructose, sorbitol (theo những người có kinh nghiệm thì loại này mùi vị ngon hơn loại không cung cấp calories). Dù sao bạn cũng nên cẩn thận một chút khi dùng loại này vì chúng có thể gây chứng tiêu chảy nếu dùng nhiều. Ngoài ra, đối với những người có ít insulin, đường fructose có khuynh hướng làm mức triglyceride trong cơ thể trở nên cao hơn.

AloBacsi.vn (Theo Pháp luật TPHCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-tieu-duong-trai-cay-khong-dang-so-n40438.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY