Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh trĩ gây khó chịu lâu dài

Trĩ là bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất với khoảng 50% dân số mắc bệnh. Các yếu tố tăng nguy cơ bị bệnh bao gồm ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài, mang thai...

Bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh, một số người chữa theo mách bảo. Đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ thòi ra không co lên được, người bệnh mới đến bệnh viện.

Hoại tử vùng hậu môn do chữa trĩ

Bệnh nhân nam, 35 tuổi, nhập viện do hoại tử vùng hậu môn, cơ hậu môn giảm khả năng co bóp, chảy dịch hôi, không đại tiện được.

Hai tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân tự chữa trị trĩ tại nhà bằng một loại Thu*c Nam gồm 3 lọ. Theo giới thiệu của người bán, lọ thứ nhất có tác dụng kéo các búi trĩ ra ngoài và làm ch*t búi trĩ; lọ thứ hai sẽ làm khô búi trĩ, khiến các búi trĩ tự rụng; lọ thứ ba giúp làm liền sẹo. Tuy nhiên, sử dụng đến lọ thứ hai, anh bắt đầu thấy các rãnh, gờ xung quanh hậu môn lở loét, chảy dịch hôi. Anh vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra, ngày 13/8.

Tại khoa Ngoại Tiêu hóa và Tổng hợp, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt lọc tổ chức hoại tử, có khả năng phải làm hậu môn nhân tạo. Sau 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc và loại bỏ phần hoại tử, bảo tồn được hậu môn cho người bệnh.

Hiện nay có rất nhiều loại Thu*c được quảng cáo là chữa khỏi bệnh trĩ nhưng không rõ nguồn gốc và chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng. Tâm lý nhiều người ngại đi khám hay thực hiện các thủ thuật dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh trĩ nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết

Thông thường, trĩ ở giai đoạn sớm có biểu hiện đi ngoài phân dính máu, ngứa, rát hậu môn, cảm giác khó chịu tăng lên khi ngồi lâu, hoặc sau ăn cay nóng, sau uống rượu, bia, chất kích thích...

Bệnh ở giai đoạn muộn thường có biểu hiện sa búi trĩ ra ngoài hậu môn kèm theo đau rát, có thể không ngồi được gây vướng víu, khó chịu. Khi búi trĩ sa ra ngoài không kịp thời điều trị, gây ra các biến chứng như nghẹt, loét, hoại tử, nhiễm trùng.

Khi mắc trĩ cần làm gì?

Điều trị bệnh trĩ xuất hiện theo cách tương tự như bất kỳ vết thương hở nào khác, giữ cho khu vực này càng sạch càng tốt. Có thể sử dụng khăn lau trĩ hoặc nước để làm sạch sau mỗi lần đi tiêu. Lót một miếng băng hoặc gạc để bảo vệ có thể giúp giảm đau. Đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào (sưng, đau nhức nhối, mưng mủ, tổn thương từ búi trĩ có mùi hôi; sốt, ớn lạnh).

Cần thực hiện ăn ít nhất 25-30 gram chất xơ mỗi ngày. Tránh dùng sức rặn khi đại tiện. Vệ sinh sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Tránh gãi hoặc ngoáy ở búi trĩ. Nếu kèm với sa tử cung, có thể thử nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại vào trực tràng.

Đôi khi bệnh trĩ tự biến mất. Tuy nhiên, các trường hợp khác trĩ có thể gây khó khăn trong sinh hoạt, vệ sinh hoặc gây đau dữ dội. Trong những trường hợp này, cần phải điều trị bằng các phương pháp  như: Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử; thắt bằng dây thun; quang đông hồng ngoại; phẫu thuật cắt búi trĩ nếu chúng quá lớn và các phương pháp khác không hiệu quả.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ dễ điều trị và có thể chữa tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ bằng cách thay đổi chế độ ăn thích hợp kết hợp với thiết lập lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, kiêng uống bia rượu. Uống nhiều nước, hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Bổ sung nước cho cơ thể (2-2,5 lít mỗi ngày). Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Dành thời gian để tập luyện thể thao như chạy, đi bơi, tập gym, yoga...

BS. Lê Dương Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-tri-gay-kho-chiu-lau-dai-n179479.html)
Từ khóa: Bệnh trĩ

Chủ đề liên quan:

bệnh trĩ

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY