Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ: Triệu chứng và cách phòng chữa

Rất nhiều phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời.
Bệnh này thường xảy ra với những phụ nữ trẻ mới lập gia đình, hoặc trong giai đoạn đầu sinh hoạt T*nh d*c gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

Bệnh viêm đường tiết niệu gây nên khó chịu, đau đớn, bấttiện cho rất nhiều phụ nữ. Ảnh minh họa

Các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Thực tế cho thấy, khoảng 95% người bị viêm đường tiếtniệu bị rối loạn tiểu tiện mà triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu rắt, nước tiểuđục hoặc có màu hồng, mùi khai nồng làm cho người bệnh thấy đau rát mỗi lần đi tiểu, thậm chí cócảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.

Tuy nhiên, dù bỏng rát khi đi tiểu là một dấu hiệu cảnh báo của ,nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c (như nhiễmChlamydia, bệnh lậu, và nhiễm Trichomonas). Các xét nghiệm đơn giản có thể phân biệt được và bệnhlây truyền qua đường T*nh d*c.

Chị em phụ nữ có thể nhận biết mình có bị mắc bệnh viêm đường tiếtniệu hay không dựa trên các triệu chứng sau:

- Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khótiểu, thậm chí tiểu ra máu.

- Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).

- Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùngxương mu)

- Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...

- Đau ngay cả khi không đi tiểu.

- Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.

- Tiểu đêm, tiểu dầm

- Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nướctiểu.

- Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.

Trong trường hợp có sốt kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng,buồn nôn và nôn thường thì có thể vi trùng đã vào đến thận. Khi có triệu chứng trên, bệnh nhân nênkhám sớm để được làm các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu và điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ, các nhiễm trùng tiểu lần đầu có thể dễ dàng cảm giách*t triệu chứng sau vài ngày điều trị, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của thầy Thu*c. Nhiềutrường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại nếu ta ngưng kháng sinh sớm quá,vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới.

Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, chị em nên rửa sạch bộphận Sinh d*c trước khi quan hệ; đi tiểu ngay trước khi và sau khi quan hệ.

Bệnh xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khiđi đại tiện của phụ nữ. Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưngkhông biết rằng thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng được đưa vào đường niệu gây viêmhơn. Do vậy, chị em cần vệ sinh đúng cách là từ trước ra sau, từ *m đ*o đến hậu môn, nhất là trongthời kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Ngoài ra, chị em không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng xịtvì sẽ gây tổn thương cho lỗ tiểu và phá hủy các vi khuẩn thường trú; Nên dùng vòi sen để tắm tốthơn ngâm mình trong bồn.

Uống thật nhiều nước mỗi ngày và không nhịn tiểu quá lâu. Nước ngănchặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách cuốn chúng ra khỏi đường tiết niệu. Uống nước ép menviệt quất có thể ngăn cản vi khuẩn phát triển bằng cách giảm khả năng bám của vi khuẩn trên niệuđạo.

Nếu bạn bị lây nhiễm và mắc nhiều lần viêm đường tiết niệu thì nênnói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng Thu*c kháng sinh sau khi quan hệ T*nh d*c để giảm nguy cơ bịnhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu cũng có thể lây sang cho nam giới cũng nhưlây ngược lại, nên cần điều trị cả hai và dùng biện pháp an toàn trong sinh hoạt để phòngtránh.

Để tránh bệnh tái phát, chị em nên lưu ý về chế độ điều trị và sinhhoạt hàng ngày. Nếu bệnh tái phát đến lần thứ 3, vi khuẩn đã kháng Thu*c rất mạnh. Bạn nên đến bệnhviện làm kháng sinh đồ để tìm đúng loại kháng sinh còn có hiệu lực với loại vi khuẩn gây viêm.

Tuy nhiên, chị em nên tránh việc tự ý mua kháng sinh về điều trịbởi việc này có thể đỡ nhanh nhưng việc sử dụng tùy tiện sẽ gây kháng Thu*c và bệnh dễ trở thànhmãn tính, hay tái phát, khó chữa được dứt điểm.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, nếu bạn mắc viêm đường tiết niệu lần đầucó thể dễ dàng cảm giác hết triệu chứng sau vài ngày điều trị, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫncủa thầy Thu*c, tránh trường hợp nhận thấy các triệu chứng đã giảm thì tự ý ngừng điều trị. Nhiềutrường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại nếu ta ngưng kháng sinh sớm quá,vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới.

Theo Minh Minh -  Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-trieu-chung-va-cach-phong-chua-n218125.html)

Tin cùng nội dung

  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY