Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện lên tiếng về Thuốc quá hạn truyền cho bệnh nhi

Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM kết luận Thuốc quá hạn đã truyền cho bệnh nhi không gây độc, và chuyển hồ sơ vụ việc sang công an.

Ngày 29/6, sáu ngày sau việc bệnh nhi suy tủy được truyền hai lọ Thuốc quá hạn, Bệnh viện ra thông báo của Hội đồng chuyên môn. Hội đồng kết luận loại Thuốc truyền cho bệnh nhân không gây độc cho cơ thể.

"Thuốc Thymogam là Thuốc điều hòa miễn dịch, bản chất là protein, theo thời gian, Thuốc sẽ tự phân hủy thành acid amin không gây ra độc tính cho cơ thể, không làm xấu thêm tình trạng bệnh của bệnh nhi", thông báo của bệnh viện có đoạn.

Bệnh nhi đang được các bác sĩ theo dõi sức khỏe. Do lọ Thuốc quá hạn truyền dở phải bỏ đi, bệnh nhi đang bị thiếu một liều so với phác đồ điều trị, sẽ được truyền Thuốc bổ sung.

Ông Lê Thọ Vũ, bố bệnh nhi, cho biết gia đình chưa nhận được thông tin chính thức từ Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

"Nếu bệnh viện khẳng định không có độc thì đề nghị dẫn chứng y học, rằng có tài liệu, nghiên cứu hay xét nghiệm cụ thể nào chứng minh chuyện này. Gia đình rất hoang mang bởi quá trình điều trị đã gián đoạn, Thuốc hết 'date' đã truyền, không biết con có đáp ứng Thuốc hay bị tác dụng phụ hay không", ông Vũ nói.

Một bác sĩ chuyên khoa ung thư, làm việc tại TP HCM, cho biết Thymogam 250 mg là Thuốc điều trị đặc hiệu trong phác đồ hóa trị các bệnh huyết học. Thuốc được chỉ định điều trị suy tủy ở những bệnh nhân không thích hợp cấy ghép tủy xương.

"Thymogam 250 mg khi sử dụng sẽ có những tác dụng phụ, nên có độc tính", bác sĩ này nói.

Bác sĩ cho rằng không cấp phát và sử dụng Thuốc quá hạn là nguyên tắc tiên quyết trong ngành y, dược, nhất là trong điều trị các bệnh nan y như ung thư. Thuốc hết hạn không những làm giảm chất lượng điều trị mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ch*t người.

Trước đó, vào ngày 23/6, cha của bệnh nhi 4 tuổi Lê Trần Khánh Chi phát hiện con gái bị truyền hai lọ Thuốc Antithymocyte Globuline (thymogam 250 mg) đã hết hạn.

Hai lọ Thuốc cấp phát cho bệnh nhi có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020. Trong đó một lọ đã dùng xong, một lọ đã sử dụng một phần ba. Tuy nhiên, trên hệ thống phần mềm quản lý Thuốc bệnh viện, hai lọ đó ghi hạn sử dụng là tháng 11/2021.

Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, yêu cầu Sở Y tế TP HCM và bệnh viện xác minh sự việc và xử lý sai phạm.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-vien-len-tieng-ve-thuoc-qua-han-truyen-cho-benh-nhi-4122516.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY