Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Béo phì có làm tăng nặng bệnh đường hô hấp?

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, béo phì ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp.
Hạn chế hoạt động của phổi

Phổi là cơ quan trao đổi khí, mang ôxy từ khí trời vào máu và carbon dioxide (khí thải của cơ thể) từ máu ra khí trời. Để hoàn tất quá trình trao đổi khí này, phổi cần có hai thành phần là đường dẫn khí và các phế nang (có khoảng 300 triệu phế nang ở cả hai phổi). Tính năng nổi bật nhất của phổi là tính đàn hồi, thường được đánh giá bằng hệ số đàn hồi (hệ số nở phổi, đây là khả năng mà phổi và thành ngực giãn ra để tăng thể tích khi tăng một đơn vị áp suất trong đường dẫn khí). Bình thường ở người còn trẻ, hệ suất đàn hồi phổi tĩnh của cả hai phổi là 200mL/cmH2O. Ở người béo phì, hệ suất đàn hồi của toàn hệ thống hô hấp giảm đến một phần ba so với bình thường. Điều này có nghĩa là khả năng giãn ra của phổi và thành ngực khi cần thiết ở người béo phì bị giảm đi.

Ngoài ra, béo phì khiến khối mỡ ở thành ngực và bụng tăng làm cho các cơ hô hấp không đủ khả năng thực hiện vai trò của mình, đặc biệt là cơ hoành (một cơ dẹt hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong S*nh l* hô hấp). Do đó, người béo phì có thể bị hội chứng giảm thông khí, khiến họ thường phải thở nhanh và nông.

Bên cạnh đó, béo phì cũng hạn chế sự phát triển của phổi và đường thở. Điều này dẫn đến phổi ở trẻ em bị béo phì phát triển kém hơn và chức năng hô hấp cũng kém hơn so với trẻ không bị béo phì.

Làm tăng nặng bệnh hen suyễn

Mặc dù chưa được giải thích rõ ràng nhưng một vài nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những người béo phì bị bệnh hen thường khó kiểm soát triệu chứng hen, phải nhập viện nhiều hơn bệnh nhân hen không béo phì đến 5 lần và chất lượng sống cũng giảm hẳn. Thống kê cho thấy, 75% những trường hợp bệnh nhân hen phải cấp cứu là người béo phì.

Hen suyễn thường có biểu hiện là những đợt lặp đi lặp lại của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho do tiến trình viêm mạn tính trong phế quản. Trong khi đó, người béo phì lại có “ái tính” cao với viêm nên có thể khiến tình trạng hen thường xuyên hơn, nặng hơn.

Việc chẩn đoán bệnh hen ở người béo phì thường khó khăn hơn do triệu chứng thở khò khè được người bệnh miêu tả thường không rõ ràng như người không bị béo phì. Bên cạnh đó, phương pháp đặc hiệu được sử dụng trong chẩn đoán hen suyễn cũng ít “nhạy” hơn ở người béo phì.

béo phì có thể làm tăng nặng hơn bệnh hen suyễn do việc dùng Thu*c corticosteroid dạng hít ít hiệu quả hơn trong việc điều trị dự phòng hen suyễn ở người béo phì. Không những thế, người bị béo phì còn dễ bị các rối loạn như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn thở khi ngủ gây ra tác động không tốt trong việc chẩn đoán và điều trị hen suyễn.

“Nghịch lý béo phì”có xảy ra với bệnh COPD?

COPD là một bệnh mạn tính, tiến triển liên tục, bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng nhưng chúng thường không dễ dàng phân biệt. Thông thường, viêm phế quản mạn hay gặp ở người béo phì (hoặc dư cân), khí phế thũng hay gặp ở người gầy.

Cũng giống như hen suyễn, ảnh hưởng của béo phì đối với COPD chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn thiện, nhiều khi còn cho kết quả trái ngược nhau. Một số nghiên cứu được tiến hành ở Đan Mạch, Hàn Quốc cho thấy béo phì có thể chống lại nguy cơ bị COPD hoặc làm giảm tỷ lệ Tu vong ở những trường hợp COPD nặng. Các nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân tương đối nhỏ cho nên tính thuyết phục không cao. Hiện tượng này, cũng giống với một số bệnh mạn tính khác, có thể gọi là “nghịch lý béo phì” nhưng vẫn còn quá sớm để những bệnh nhân bị COPD cố gắng tăng cân trở thành người béo phì vì vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ ràng hơn về ảnh hưởng của béo phì trên COPD và ngược lại.

Một khảo sát khác của các nhà khoa học Đức tại Đại học Regensburg và nhóm cộng sự người Mỹ lại cho thấy những người béo phì có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tăng cao hơn. Họ nhận thấy phụ nữ có vòng eo lớn hơn 109 cm và đàn ông lớn hơn 116 cm có nguy cơ bị CODP cao hơn 72% so với người có vòng eo bình thường.

BS. Hoàng Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/beo-phi-co-lam-tang-nang-benh-duong-ho-hap-n122296.html)

Chủ đề liên quan:

beo phi beo phi tang benh ho hap ho hap

Tin cùng nội dung

  • Giảm mỡ là một quá trình và đòi hỏi có sự kết hợp giữa ăn uống, luyện tập thường xuyên. Hầu hết mọi người cảm thấy rất khó khăn cho việc áp dụng một chế độ ăn uống và dành thời gian cho một kế hoạch tập luyện. Trong khi mùa hè để diện được những trang phục mỏng, hấp dẫn thì vội vã áp dụng giảm cân thật nhanh nhất, thậm chí phản khoa học gây nguy cơ mắc các bệnh sau khi giảm cân như: sỏi mật, giảm mật độ xương,…
  • Một bữa ăn đầy món ngon sẽ khiến cho bạn ăn nhiều hơn bình thường để rồi sẽ phải trả giá khá cao cho sự ăn uống của mình. May mắn là các nhà khoa học đã khám phá được những biện pháp sinh - hóa kiểm soát sự ngon miệng, giúp cho ta giới hạn sự phát phì.
  • Những trẻ em có khoảng cách từ nhà đến xa lộ dưới 100 mét có nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp hơn so với những trẻ có nhà ở cách vùng ô nhiễm.
  • Có một điều mà ai cũng biết: ăn nhiều muối có hại cho cơ thể. Muối có thể làm tăng huyết áp,tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên hai nghiên cứu mới gần đây đã chỉ ra tác hại khác của việc sử dụng nhiều muối trong nấu ăn: nó dẫn đến sự tiêu thụ quá mức chất béo và thức ăn, làm tăng nguy cơ béo phì.
  • Thừa cân và béo phì gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, khớp… Các bệnh mãn tính có thể giảm tuổi thọ.
  • Ngoài thời gian làm việc, hầu hết thời gian bạn ở nhà. Vì vậy, trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ở nhà bạn thường hay ăn đồ ăn nhanh hoặc mua những thanh kẹo từ máy bán hàng tự động và để nhiều nơi trong nhà.
  • Tôi bị viêm mũi dị ứng nên thường xuyên phải thở bằng miệng. Việc thở bằng miệng thường xuyên như thế có hại cho hệ hô hấp không, thưa bác sĩ?
  • Thông thường, béo phì là do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Khi bị béo phì, người bệnh cần tuân thủ theo một chế độ ăn và tập luyện nghiêm ngặt, kết hợp với các biện pháp khác.
  • Dự báo tới năm 2024, sẽ có 70 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mắc bệnh béo phì, tăng gấp đôi so với hiện nay.
  • Chứng béo phì ở trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng. Trẻ béo phì sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và cuộc sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY