Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị bệnh trĩ có thực hiện nội soi đại tràng được không?

Tùy vào mức độ bệnh trĩ mà bác sĩ quyết định có nội soi hay không nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn và tránh gây ra những tổn thương nguy hiểm

Hiện tượng chảy máu trực tràng là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, gia tăng cơn đau, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, bị bệnh trĩ có thực hiện nội soi đại tràng được không lại là một vấn đề được khá nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ thắc mắc này.

Bị bệnh trĩ có thực hiện nội soi đại tràng được không?

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra do sự phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn gây ra hiện tượng đau rát và chảy máu. Đâu cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng chảy máu trực tràng. Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người mắc phải có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch, thiếu máu, viêm nhiễm và hoại tử. Từ đó, chất lượng cuộc sống và công việc cũng ảnh hưởng không kém.

Nhiều trường hợp khác, bệnh nhân có thể mắc phải nhiều căn bệnh hậu môn – trực tràng cùng lúc, cụ thể hơn là căn bệnh trĩ và bệnh liên quan đến đại tràng. Nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì không thể chẩn đoán bệnh lý đang mắc phải. Để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe, người bệnh nên tiến hành thăm khám và kết hợp nội soi đại tràng.

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật y học hiện đại, sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng để quan sát hình ảnh bên trong ống hậu môn. Các thiết bị nội soi bao gồm một ống mềm dài khoảng 1,7m với đường kính khoảng 1,3cm, đầu ống có gắn với camera và thiết bị chiếu sáng, một đầu gắn với tay cầm điều khiển. Loại ống chuyên dụng này sẽ được đưa vào vào hậu môn đến đại tràng.

Nhờ có hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu, bác sĩ có thể quan sát và nhận biết một số tình trạng bất thường ở đại tràng thông qua hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe đường ruột nói chung và bệnh liên quan đến đại tràng nói riêng.

Đối với các trường hợp người bệnh mắc bệnh trĩ, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định có nội soi đại tràng được hay không để phòng tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể nhận được chỉ định nội soi đại tràng và ngược lại với bệnh trĩ nặng thì việc nội soi đại tràng là điều không tốt.

Về căn bản, nếu tác động lực mạnh vào các thành tĩnh mạch thì sẽ khiến cho các búi trĩ bị vỡ gây ra chảy máu. Vì thế, việc luồn ống từ hậu môn vào đường ruột để nội soi đại tràng là vấn đề mà nhiều bác sĩ cần phải cân nhắc. Hơn nữa, để việc nội soi đại tràng không bị cản trở các chất cặn bã, bệnh nhân sẽ phải dùng dung dịch để súc ruột trước khi nội soi. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đi đại tiện và có cảm giác đau đớn khi bị ma sát mạnh.

Trong trường hợp mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, các bác sĩ ít khi đưa ra chỉ định nội soi đại tràng mà thay vào đó là một số phương pháp chẩn đoán bệnh khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp chiếu, siêu âm,… Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng nếu không được tiến hành nội soi đại tràng vì căn bệnh trĩ.

Quy trình nội soi đại tràng khi bị bệnh trĩ

Trước khi tiến hành nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ giải thích rõ với bệnh nhân về một số kỹ nội soi cho các trường hợp mắc bệnh trĩ và những điều cần lưu ý để phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân có thể trao đổi thêm với bác sĩ một số thắc mắc cần được làm rõ cũng như trò chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tạo tâm lý thoải mái.

Quy trình nội soi đại tràng khi mắc bệnh trĩ được tóm lược qua các bước sau:

– Bước 1: Khám lâm sàng và chuẩn bị nội soi đại tràng

Thủ thuật khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ biết chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như lộ trình sử dụng Thu*c để tìm sơ lược nguyên nhân gây bệnh. Thông thời, tra hỏi bệnh nhân với một số câu hỏi có liên quan để khoanh vùng các trường hợp người bệnh có khả năng mắc phải. Từ đó, bác sĩ đưa ra chỉ định nội soi đại tràng nếu cần thiết.

Bệnh nhân sẽ được vệ sinh trực tràng và hậu môn bằng Thu*c xổ nhằm mục đích loại bỏ tất cả chất thải, chất cặn bã ở trong cơ quan này. Điều này sẽ giúp cho việc quan sát được rõ hơn và đảm bảo vệ sinh cho các kỹ thuật viên hay bác sĩ khi thực hiện nội soi. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ chuẩn bị phòng nội soi, máy móc và một số trang thiết bị liên quan khác.

– Bước 2: Thực hiện nội soi đại tràng

Trước tiên, bác sĩ thực hiện các thao tác kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trong đường lực hậu môn. Đồng thời, yêu cầu bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái. Đối với tư thế nằm ngửa sẽ giúp bác sĩ dễ nhìn thấy ánh sáng qua thành bụng cũng như người bệnh dễ thở hơn. Trong khi đó, tư thế nghiêng trái sẽ giúp cho việc đưa đèn qua chỗ nối trực tràng – đại tràng sigma.

Một số trường hợp nội soi đại tràng không đau, nhân viên y tế sẽ tiến hành Thu*c gây mê – loại Thu*c này sẽ hết hiệu lực khi kết thúc việc nội soi. Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái gây mê, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ lắp và kiểm tra dụng cụ nội soi, bôi trơn ống soi, tiếp đến là đưa ống nội soi qua hậu môn vào trực tràng. Tại đây, bác sĩ sẽ xem hình ảnh được truyền qua màn hình lớn để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở lớp niêm mạc đại tràng.

– Bước 3: Đánh giá kết quả nội soi và đưa ra kết luận cuối cùng

Dựa vào những hình ảnh đã được quan sát bên trong hậu môn – trực tràng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe đang mắc phải. Cuối cùng, đưa ra một số phương pháp điều trị tích cực và đề ra một số biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Những lưu ý khi nội soi đại tràng khi bị bệnh trĩ

Tương tự như các thủ thuật nội soi tiêu hóa khác, để có cho ra những kết quả chính xác nhất và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, trước và trong quá trình nội soi đại tràng, người bệnh cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

    Cần nhịn ăn tuyệt đối trong khoảng 8 giờ đồng hồ trước khi nội soi. Đồng thời, bác sĩ không cấm bạn không uống nước lọc hay một số loại nước khác mà không làm ảnh hưởng đến quả nội soi;
    Đối với nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên nội soi đại tràng. Tốt nhất nên chờ đến thời gian hết kinh nguyệt mới được thực thực hiện nội soi tiêu hóa;

Gợi ý địa chỉ nội soi đại tràng uy tín

Để việc chẩn đoán bệnh tình được chẩn xác và phòng tránh một số biến chứng xấu có thể xảy ra, bạn nên lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín và có “tiếng tăm”. Với nền y học ngày càng hiện đại, hiện nay có đến hàng trăm bệnh viện, phòng khám công lập hay tư nhân quy mô lớn nhỏ khác nhau thăm gia công tác khám và nội soi đại tràng khi bệnh trĩ. Chính vì vấn đề này không ít người bệnh hoang mang trong việc xác định sự uy tín và đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Người bệnh nên đánh giá và lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh trên nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ, chất lượng dịch vụ, giá cả và một số yếu tố khác. Dưới đây là một số địa chỉ nội soi đại tràng khi bị trĩ uy tín được phần đông người bệnh đánh giá tốt, bạn có thể tham khảo và lựa chọn đơn vị sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, vị trí địa lý và tài chính cá nhân:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Nội soi

    Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở 1)

2. Bệnh viện Nhân dân 115 – Khoa Nội tiêu hóa

    Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh – Khoa Nội soi

    Địa chỉ: Số 781/ B1 – B3 – B5 Lê Hồng Phong nối dài, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

4. Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nội soi

    Địa chỉ: Số 291B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Hà Nội

1. Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Tiêu hóa

    Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

2. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Khoa Tiêu hóa

    Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Trung tâm Nội soi

    Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

    Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Bị bệnh trĩ có thực hiện nội soi đại tràng được không?” và một số lưu ý khi nội soi. Hy vọng những thông tin được cập nhật trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chẩn đoán bệnh và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, mọi thắc mắc chưa được làm rõ, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có những hướng giải quyết phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

    Giá nội soi đại tràng cơ bản và chi phí liên quan

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-benh-tri-co-thuc-hien-noi-soi-dai-trang-duoc-khong)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY