Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em gồm vận động, massage bụng, thay đổi chế độ ăn uống, dùng nguyên liệu thiên nhiên,

trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn cùng với lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. bệnh lý này không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn thường gặp ở trẻ em. trào ngược dạ dày khiến trẻ biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, ọc sữa, ợ nóng, trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác… vì thế trẻ cần được sớm phát phát hiện và xử lý đúng cách để tránh gây nguy hiểm. thông tin trong bài viết sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Hướng dẫn cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Những triệu chứng thường gặp dưới đây có thể giúp bạn sớm phát hiện bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em. cụ thể:

    Bệnh trào ngược dạ dày khiến trẻ khó chịu, thường hay ọc sữa, ói. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị ọc sữa qua miệng hoặc mũi.

Cách xử lý bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Để lựa chọn cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, bạn cần phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và độ tuổi của trẻ.

    Đối với những trẻ lớn bị trào ngược dạ dày, bạn nên cho trẻ ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày, không nên cho trẻ ăn quá no. Điều này sẽ giúp dạ dày thích nghi tốt hơn với lượng thức ăn của mỗi bữa.

Ngoài ra tư thế cho con bú cũng được xác định là cách phòng ngừa, xử lý và chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em rất quan trọng. việc cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế phát sinh tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.

    Trong thời gian cho con bú, mẹ nên chú ý để đầu trẻ cao hơn mặt phẳng nằm khoảng 30 độ, khi đó thực quản sẽ cao hơn dạ dày. Chính vì thế khi ăn, khi bú cũng như khi ngủ, thức ăn và sữa sẽ ít trào ngược lên thực quản.
Bế trẻ theo tư thế thẳng đứng sau khi trẻ bú xong để sữa nhanh chóng di chuyển xuống dạ dày và hạn chế bị trào ngược

Phụ huynh cũng cần lưu ý tránh hoặc hạn chế những yếu tố có khả năng làm tăng áp lực lên ổ bụng của trẻ. Cụ thể như trẻ bị táo bón, ho hoặc mang tã lót, mặc quần áo cho trẻ quá chật. Bên cạnh đó bạn cần tránh để trẻ sinh hoạt trong môi trường nhiều khói bếp hoặc khói Thu*c lá, nên thường xuyên massage cho trẻ và khuyến khích trẻ vận động.

    Thường xuyên massage cho trẻ sẽ giúp cải thiện tốt chức năng tiêu hóa và chức năng hô hấp của trẻ, giúp hạn chế và làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Sử dụng dầu dừa ấm hoặc dầu oliu để massage vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Hoạt động này sẽ giúp kích thích dây thần kinh phế vị trong não. Trong khi đó dây thần kinh phế vị trong não chính là một trong những dây thần kinh có mối liên hệ với hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Ngoài ra việc thường xuyên massage sẽ giúp cơ thể của trẻ hoạt động một cách tốt hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không thực hiện biện pháp này khi trẻ mới ăn xong.

Trong trường hợp những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng tất cả những biện pháp nêu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa kiêm tra, tư vấn và điều trị.

Thông thường trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng, kiểm tra các triệu chứng để chẩn đoán bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Nếu trẻ tăng trưởng đều đặn, khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn, trẻ có thể không cần phải thực hiện những xét nghiệm sâu hơn.

Đối với những trường hợp nặng cần khám xét nghiệm sâu hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm và kỹ thuật sau:

    Siêu âm: Kết quả siêu âm có thể giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện tình trạng hẹp môn vị của trẻ.
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ nhận diện hoặc định hướng những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và nôn tái diễn.
  • Đo pH thực quản: Bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt một ống nhỏ được nối với thiết bị đo nồng độ acid vào thực quản của trẻ nhỏ thông qua đường mũi hoặc miệng, từ đó giúp đo mức độ acid ở thực quản. Để chuẩn bị cho việc thực hiện kỹ thuật đo pH thực quản trẻ có thể phải nhập viện.
  • Chụp X-quang: Dựa vào những hình ảnh thu được sau khi chụp X-quang , bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện những tổn thương và bất thường trong ống tiêu hóa, điển hình như tắc nghẽn ống tiêu hóa. Trẻ cần uống Thu*c cản quang trước khi chụp X-quang.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ đưa vào miệng xuống phần đầu của tiểu tràng, dạ dày, thực quản của trẻ một ống nội soi mềm có trang bị nguồn sáng và camera. Trong quá trình nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ có thể tiến hành lấy những mẫu mô để thực hiện xét nghiệm. Thông thường trẻ sẽ được gây mê trước khi nội soi đường tiêu hóa trên.
Trẻ thường được thăm khám lâm sàng, kiểm tra các triệu chứng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày và tình trạng sức khỏe

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em bằng thảo dược thiên nhiên và thực phẩm

Bên cạnh những cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em nêu trên, phụ huynh có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên và thực phẩm để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng của trẻ.

1. Cách sử dụng bạc hà cay chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Bạc hà là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm mát hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và cải thiện tốt những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. bên cạnh đó những thành phần trong lá bạc hà đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, kháng khuẩn và giảm viêm.

Để chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em bằng lá bạc hà cay, phụ nữ đang cho con bú nên uống trà bạc hà mỗi ngày 2 hoặc 3 lần. để pha trà bạc hà, mẹ cần sử dụng một nhúm lá bạc hà đã rửa sạch, cho lá bạc hà và 200ml nước sôi vào cốc, đậy kín nắp và đợi trong 20 phút. sau đó uống trà khi còn ấm nóng.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng dầu bạc hà kết hợp với dầu oliu để massage bụng chữa trào ngược dạ dày cho trẻ. cụ thể, ba mẹ trộn đều một muỗng dầu oliu và một vài giọt dàu bạc hà, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên bụng và nhẹ nhàng massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. thực hiện mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng.

2. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và giảm viêm bằng dầu dừa

Các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong dầu dừa có tác dụng phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm do trào ngược axit dạ dày gây ra. bên cạnh đó thành phần axit lauric trong nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng nâng cao sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa ở trẻ, tương tự như tác dụng của sữa mẹ.

Ngoài ra việc sử dụng dầu dừa còn giúp trẻ kích thích nhu động ruột, cải thiện bệnh táo bón ở trẻ ăn dặm. đồng thời giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ, kích thích trẻ ăn ngon. từ đó giúp phòng ngừa tình trạng biếng ăn, chậm lớn do trào ngược dạ dày ở trẻ.

Để chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và giảm viêm bằng dầu dừa, phụ huynh có thể thêm vào ngũ cốc hoặc nước ấm nửa muỗng dầu dừa nguyên chất, cho trẻ ăn/ uống mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp dầu gừng và dầu dừa để cải thiện những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ. cụ thể trộn đều dầu dừa và dầu gừng theo tỉ lệ 1:1. sử dụng hỗn hợp này để thoa đều lên bụng của trẻ. sau đó nhẹ nhàng massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. để cải thiện tình trạng bạn cần thực hiện mỗi ngày 2 lần.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và giảm viêm bằng dầu dừa

3. Cách dùng giấm táo tăng khả năng miễn dịch, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ

Giấm táo là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có khả năng cải thiện tốt tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. trong thành phần của loại nguyên liệu thiên nhiên này là những hoạt chất có khả năng ổn định nồng độ axit dạ dày, hạn chế trào ngược axit lên thực quản và làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị.

Bên cạnh đó vitamin, hoạt chất kháng viêm và các khoáng chất trong dấm táo còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành vết thương.

Để phòng ngừa viêm, tăng khả năng miễn dịch và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày, ba mẹ có thể hòa một ít giấm táo tươi cùng với 200ml nước ấm. sau đó cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày 1 lần.

Ngoài ra ba mẹ có thể cho vào giấm táo và nước ấm một muỗng mật ong hữu cơ. các thành phần trong mật ong có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày, hoàn thiện chức năng của hệ miễn dịch, kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau dạ dày và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. tuy nhiên mật ong không được khuyến cáo sử dụng cho những trẻ dưới 1 tuổi.

4. Cách làm giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa và chữa trào ngược dạ dày cho trẻ bằng hoa cúc

Trong hoa cúc có các thành phần gồm vitamin A, vitamin B, sắc tố, adenin, cholin và tinh dầu. Những thành phần này có tác dụng làm giảm cảm giác nóng rát và cơn đau ở dạ dày, giúp an thần và cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời làm giảm chứng ợ nóng, đầy bụng và kích thích ăn ngon.

Bên cạnh đó việc tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết trong hoa cúc còn giúp trẻ ổn định các hoạt động của hệ tiêu hóa, năng cao hệ miễn dịch, giúp kháng viêm và ức chế hoạt động gây hại của các loại vi khuẩn trong đường ruột. Từ đó giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để làm giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa và chữa trào ngược dạ dày cho trẻ bằng hoa cúc, bạn cần ngâm nửa muỗng hoa cúc khô trong một cốc nước nóng, để nguội và cho trẻ uống. thực hiện mỗi ngày sẽ giúp trẻ cải thiện nhanh tình trạng.

Cách làm giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa và chữa trào ngược dạ dày cho trẻ bằng hoa cúc

5. Cách sử dụng nghệ và mật ong làm lành vết loét, giảm đau bụng và chống trào ngược dạ dày ở trẻ em

Hoạt chất curcumin có khả năng chống axit, điều trị trào ngược dạ dày thực quản và cải thiện các triệu chứng đi kèm (ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị, chán ăn, đầy bụng…). ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng làm lành tổn thương, chữa các ổ loét dạ dày và làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu.

Nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất kháng viêm đã được tìm thấy trong thành phần của mật ong nguyên chất. những thành phần này có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao sức đề kháng của trẻ, kích thích ăn ngon, phòng ngừa suy dinh dưỡng hay chậm lớn do trào ngược dạ dày thực quản..

Ngoài ra các thành phần trong mật ong còn có tác dụng kháng viêm, chống một số chủng vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, hỗ trợ làm lành vết thương và giảm đau dạ dày.

Để sử dụng nghệ và mật ong làm lành vết loét, giảm đau bụng và chống trào ngược dạ dày ở trẻ em, ba mẹ cần dùng ½ muỗng bột nghệ hoặc nghiền nát nghệ và trộn với 1 muỗng mật ong nguyên chất. sau đó cho sẽ dùng hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, nên cho trẻ dùng trước bữa ăn sáng/ tối khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

6. Cách trung hòa axit, chữa trào ngược dạ dày cho trẻ bằng gừng và mật ong

Gừng có tác dụng làm ấm bụng, ấm cổ họng, ức chế hoạt động của vi khuẩn và kháng viêm hiệu quả. bên cạnh đó loại nguyên liệu thiên nhiên này còn có khả năng trung hòa nồng độ axit dạ dày, phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày, giảm đau và hỗ trợ điều trị ổ viêm loét.

Để trung hòa nồng độ axit dạ dày, phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày, ba mẹ cần sử dụng một vài lát gừng thái nhỏ, cho gừng vào ly, rót thêm 200 – 300ml nước đun sôi, đậy kín nắp và đợi trong 20 phút. sau đó thêm một thìa mật ong nguyên chất vào trà gừng, khuấy đều và cho trẻ uống. tốt nhất bạn nên cho trẻ uống trà gừng mật ong mỗi ngày, uống sau bữa ăn.

Cách trung hòa axit, kháng viêm và chữa trào ngược dạ dày cho trẻ bằng gừng và mật ong

7. Cách sử dụng nha đam chống viêm loét và chữa trào ngược dạ dày ở trẻ

Trong bảng thành phần của nha đam chứa nhiều khoáng tố vi lượng (sắt, kẽm, magie, kali, natri, mangan, đồng, crom), các loại vitamin (chủ yếu là axit folic, vitamin nhóm b, vitamin a, vitamin e, vitamin c) và 23 loại axit amin. vì thế việc sử dụng nha đam sẽ giúp trẻ bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chống suy nhược, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa suy dinh dưỡng hay chậm lớn do các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong nha đam còn có tác dụng làm mát cơ thể, xoa dịu nhanh cảm giác đau và nóng rát ở dạ dày, cấp nước, đào thải độc tố. đồng thời giúp kháng khuẩn, chống viêm và chống loét dạ dày hiệu quả.

Để sử dụng nha đam chống viêm loét và chữa trào ngược dạ dày ở trẻ, bạn cần rửa sạch và loại bỏ phần vỏ của một nhánh nha đam, lấy phần thịt nha đam xay nhuyễn cùng với nước. sau đó chắt lấy nước và cho trẻ uống (có thể pha thêm đường để dễ uống hơn). cho trẻ uống nước nha đam trước khi ăn 30 phút.

Hoặc rửa sạch và loại bỏ phần vỏ của 2 – 3 nhánh nha đam, lấy phần thịt nha đam cắt thành hạt lựu. Sau đó nấu nha đam cùng với 1,5 lít nước. Khi nước sôi thì cho đường phèn với lượng vừa đủ, đun thêm 5 phút thì tắt bếp để nguội, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. Cho trẻ uống nha đam nhiều lần trong ngày.

Cách sử dụng nha đam làm mát cơ thể, chống viêm loét và chữa trào ngược dạ dày ở trẻ

Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và làm phát sinh chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. chính vì thế để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý, bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ và giúp trẻ điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp nhất.

Thực phẩm nên bổ sung

    Bổ sung vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm có kết cấu lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như canh rau củ, cháo thịt bằm, súp gà, nước hầm xương… Những loại thực phẩm này có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và cơ hoành, trẻ dễ tiêu hóa.

Thực phẩm, thức ăn nên kiêng

Những loại thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng và làm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản gồm:

    Những món ăn nhiều gia vị cay nóng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trên đây là tổng hợp những cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng và nâng cao sức khỏe. tuy nhiên trong thời gian điều trị, bạn cần theo dõi kỹ những biểu hiện của trẻ, phân biệt trào ngược S*nh l* hay bệnh lý. nếu có nghi ngờ trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày do bệnh lý hoặc các biểu hiện không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày áp dụng các biện pháp, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị cho trẻ với những biện pháp thích hợp hơn.

Xem thêm

Thu*c dân tộc – địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu bằng yhct

bệnh nhân chữa trào ngược dạ dày tại Thu*c dân tộc : may mắn khi tìm được “đúng thầy - đúng Thu*c”

khám phá 5 ưu điểm tạo nên sự khác biệt của bài Thu*c chữa trào ngược dạ dày được tin dùng nhất hiện nay

vtv2 giới thiệu giải pháp chữa bệnh dạ dày trào ngược trong chương trình vì sức khỏe người việt

Xem thêm

Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại đơn vị UY TÍN SỐ 1 hiện nay

Chữa khỏi trào ngược, thoát khỏi biến chứng với bài Thu*c chữa đau dạ dày tốt nhất hiện nay

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY