Bệnh theo mùa hôm nay

Bị chẩn đoán sởi có thể chữa tại nhà không?

Xin bác sĩ cho biết khi bé được chẩn đoán là bị mắc sởi thì có thể cho điều trị tại nhà không vì sợ đến cơ sở y tế quá đông và lây nhiễm bệnh khác như tiêu chảy...
Trường hợp như thế nào thì phải buộc đến bệnh viện? (Nguyễn Thị Liên, 34 tuổi, Ba vì - Hà Nội).

Phó giáo sư Bùi Vũ Huy, trưởng khoa nhi, BV Bệnh nhiệt đới trung ương:

Chào chị,

Điều băn khoăn của chị là hoàn toàn hợp lý, tôi cũng rất thông cảm. Bước đầu, chị nên đưa con đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, đừng nên đến chỗ tập trung quá đông bệnh nhân để tránh lây bệnh. Cần xin ý kiến đầy đủ về cách chăm sóc cháu tại nhà, sau đó chị có thể chăm sóc con tại nhà theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.

Chị cần lưu ý mấy điểm sau:

- Khi trẻ sốt cần dùng Thu*c hạ nhiệt, nên dùng Thu*c đặt hậu môn vì loại Thu*c này tan dần trong 6 tiếng giúp duy trì nhiệt độ luôn luôn dưới 38,5 độ, phòng nguy cơ co giật cho các cháu.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

- Chú ý vệ sinh: bao gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh mắt, mũi, vệ sinh da. Chị có thể tắm cho cháu bằng nước ấm và xà phòng, nhưng nên tắm nhanh ở nơi kín gió.

- Chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ.

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, ví dụ như: đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, ho nhiều hơn và có đờm, trẻ có biểu hiện chói mắt hoặc có biểu hiện đi ngoài hoặc có các biểu hiện bất thường khác... thì cần đưa đi khám lại ngay, để bác sĩ sẽ xem xét và quyết định trẻ có cần nhập viện điều trị

AloBacsi.vn
Theo Dân Việt
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-chan-doan-soi-co-the-chua-tai-nha-khong-n124293.html)

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY