Người cao tuổi hôm nay

Chăm sóc người cao tuổi

Bí kíp làm nhẹ gánh bệnh tiêu hóa ở người già

Tiêu chảy, táo bón hay đầy bụng, khó tiêu... là một số trục trặc về đường tiêu hóa mà người lớn tuổi hay mắc phải. Hãy thử áp dụng những cách chữa trị khá hữu hiệu dưới đây, để bệnh không diễn biến phức tạp, để người già có một sức khỏe tốt và một cuộc sống khỏe mạnh.

Táo bón

Mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh táo bón nhưng người cao tuổi chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Bình thường một người có thể đi ngoài từ 1 – 3 lần trong một ngày hoặc trên 3 lần trong một tuần. Được gọi là bị táo bón khi quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, có thể có cơn đau quặn bụng, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh.

Người cao tuổi bị táo bón mạn tính sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, như mệt mỏi, lười ăn, chán ăn, thậm chí bỏ bữa. Bệnh hay gặp nhất của táo bón dài ngày là bệnh trĩ. Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính, ung thư đại tràng. Một số người bị tăng huyết áp mạn tính nếu bị táo bón.

Xin giới thiệu một số cách dễ thực hiện giúp người cao tuổi ngăn ngừa và điều trị táo bón:

- Cách đơn giản nhất là dùng quả đu đủ chín 2 lần trong ngày. Hoặc lấy 100 gr khoai lang đem gọt bỏ hết vỏ, cắt nhỏ rồi cùng một ít gạo tẻ, lượng nước vừa đủ cho vào nồi nấu cháo, dùng 2 lần trong ngày mỗi khi bị táo bón.

- Dùng một ít gạo ngon, một ít hạt sen, 1 con cá chép tươi, hành, ngò, gia vị cùng vị Thu*c sa nhân (10 gr) và nhục thung dung (30 gr). Cá chép làm sạch, bỏ ruột, gạo vo sạch để sẵn. Cho sa nhân, nhục thung dung vào nồi cùng 500 ml nước, nấu sôi, gạn bỏ bã, lấy nước, rồi cho cá chép, gạo tẻ, hạt sen vào nấu cháo, nêm nếm gia vị. Dùng món này 2 lần trong ngày mỗi khi bị táo bón.

- Lấy 50 gr thịt heo nạc, 200 gr đu đủ (còn hơi xanh), rửa sạch cả hai đem nấu chung với ít nước, nêm nếm gia vị. Món này dùng cho người thường xuyên bị táo bón, mỗi lần bị lâu ngày.

Người bị táo bón cần ăn nhiều chất xơ, uống đủ lượng nước và tăng cường vận động. Nếu làm như vậy mà vẫn không cải thiện được tình trạng thì có thể sử dụng Thu*c theo hướng dẫn của bác sỹ.

Tiêu chảy

Hệ miễn dịch và tiêu hóa của người già hoạt động kém hơn, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng rất dễ tạo điều kiện cho các yếu tố gây tiêu chảy hoành hành. Những nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp là: do bệnh lỵ, do tả hay ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Tình trạng tiêu chảy dẫn tới mất nước và rối loạn điện giải. Việc điều trị chủ yếu là bù nước và chất điện giải. Nếu mất nước nhẹ, bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng Oresol hoặc có thể dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ.

Nếu mất nước nặng, khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng Thu*c theo chuẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

Người già bị chứng tiêu chảy thể thận dương hư, có biểu hiện đau bụng, lạnh bụng đi tả gần sáng sớm, chân lạnh, tiểu không tự chủ... có thể sử dụng sau:

- Ngải cứu một nắm 60g, củ kiệu 40g, gừng tươi 1 củ, nấu uống.

- Dùng củ kiệu nấu cháo, cho thêm tiêu, hành gia vị vừa đủ ăn vài lần/ tuần.

Đây là hai bài Thu*c Đông y tiêu biểu, thường được nhân dân sử dụng phòng trị tiêu chảy hiệu quả, hầu như không có tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, vấn đề phòng bệnh tiêu chảy ở người già cần đặc biệt coi trọng, dưới đây là một số lưu ý để phòng bệnh hiệu quả:

- Thức ăn cần được nấu chín kỹ

- Không nên ăn các thức ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh

- Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Những người đi du lịch là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh, vì vậy phải đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh, nếu có những dấu hiệu của bệnh cần phải bù nước hay đến cơ sở y tế.

- Không nên dùng Thu*c bữa bãi khi có dấu hiệu tiêu chảy, khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn

Đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ

Đầy hơi, khó tiêu hay kiết lỵ tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu đối với người cao tuổi. Nguyên nhân thường là do ăn nhiều tinh bột mà cơ thể không chuyển hóa hết; ăn uống quá nhanh nhai không kỹ; hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.

- Dùng một ít bầu (quả bầu) gọt bỏ vỏ rồi cùng một ít đường phèn, 3 chén nước cho vào nồi nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng.

- Lấy một quả xoài sống để cả vỏ, rửa sạch bên ngoài để ăn buổi sáng và buổi chiều.

- Dùng nguyên liệu gồm: 100 gr gạo ngon, 2 gr nhục quế, cùng một ít đường đen. Cách làm: nhục quế đem nấu lấy nước, bỏ bã, thêm nước, cho gạo vào nấu cháo thật loãng, cháo chín cho đường vào. Dùng món này vào buổi sáng, lúc cháo còn nóng ấm.

- Dùng 30 gr quả sung khô, rửa sạch, cắt nhỏ, đem sao vàng, mỗi ngày lấy 10 gr đem hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 - 20 phút. Khi dùng cho thêm một ít đường phèn.

- Với những người hay bị tiêu chảy do tỳ vị hư, có thể dùng 30 quả long nhãn (đã phơi, hoặc sấy khô) đem nấu cùng một ít gừng tươi để lấy nước uống.

- Trường hợp bị kiết lỵ, có thể dùng một ít cọng rau muống tươi, rửa sạch, cùng một ít vỏ quýt khô để lâu, đem nấu với nhiều nước, nấu với lửa nhỏ thật lâu, để lấy nước dùng. Hoặc lấy vài quả sung (hoặc lá sung tươi) đem nấu nước, rồi cho vào một ít đường để dùng.

Để tránh những rắc rối do đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ, người cao tuổi hạn chế ăn những thức ăn chua, cay, các chất kích thích như rựu bia, Thu*c lá, cà phê... Hạn chế ăn kẹo, bánh ngọt. Tăng cường rau xanh trong bữa ăn hằng ngày như rau khoai lang, mồng tơi, rau muống, rau ngót...

Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng hằng ngày để tránh mảng bám ở chân răng. Đặc biệt, người già nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng nhu động ruột và dạ dày.

Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/bi-ki-p-la-m-nhe-ga-nh-be-nh-tieu-ho-a-o-nguo-i-gia-56003.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp. Tôi đã uống Thu*c được 1 tháng và ngưng Thu*c hơn 2 tuần rồi. Tôi muốn hỏi BV Nhân dân Gia Định có test hơi thở không và chi phí test là bao nhiêu ạ? (Trung Thông - thong.le… @gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte! Thứ hai tuần tới tôi có lên Sài Gòn thăm đứa con ở Q.10, nhân tiện tôi qua BV 115 khám bệnh. Lâu rồi không lên đây khám, không biết quy trình khám bệnh hiện nay như thế nào? Chi phí khám có đắt lắm không? (Bác Nga - Cà Mau).
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...