Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bị trễ kinh hơn 1 năm, thiếu nữ uống nhiều Thuốc vẫn không có tác dụng, đến khi làm xét nghiệm thì phát hiện nguyên nhân khó hiểu ở đầu

Sau khi mất kinh nguyệt hơn 1 năm, thiếu nữ 15 tuổi đến bệnh viện xét nghiệm thì phát hiện một vấn đề gây hoang mang.

Ngày 25/12, trang sina đưa tin về một vụ việc vừa xảy ra khiến dư luận đặc biệt quan tâm. một thiếu nữ tên vương hồng, 15 tuổi, sống tại tỉnh hồ nam (trung quốc) đột ngột xuất hiện hiện tượng lạ trong cơ thể: không có kinh nguyệt hơn 1 năm qua. mãi đến 1 tháng trước, cô được mẹ đưa đến bệnh viện xét nghiệm thì phát hiện một vấn đề gây hoang mang.

Đối với nhiều cô gái, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là một nỗi khổ về thể xác lẫn tinh thần, kèm theo đó là nhưng cơn đau bụng, đau lưng và mệt mỏi. tuy nhiên, nếu không có điều bất thường xảy ra trong kinh nguyệt thì chắc chắn sức khỏe đã có vấn đề. đối với vương hồng, vấn đề kinh nguyệt đã thật sự khiến cô khó chịu trong hơn 1 năm qua.

Ban đầu, mẹ vương hồng đưa con gái đến nhiều bệnh viện khám và uống Thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không có tác dụng, vẫn không có kinh nguyệt.

Mãi đến gần đây, gia đình vương hồng mới suy nghĩ, nếu chữa trị theo phụ khoa thông thường mà không cải thiện thì chẳng lẽ vấn đề lại nằm ở chỗ khác. nghĩ là làm, vương hồng đã được đưa đến bệnh viện ở quảng châu (tỉnh quảng đông) lấy mẫu máu xét nghiệm.

Kết quả cho thấy tuyến yên của cô tiết dịch nhiều và được bác sĩ chỉ định chụp CT não. Theo kết quả chẩn đoán ban đầu, trong não Vương Hồng có một bóng đen trong não, được phán đoán là một khối u nhỏ.

Bị trễ kinh hơn 1 năm, thiếu nữ uống nhiều Thuốc vẫn không có tác dụng, đến khi làm xét nghiệm thì phát hiện nguyên nhân khó hiểu ở đầu - Ảnh 1.

Sau một loạt kiểm tra khác, Vương Hồng được chẩn đoán đang bị u sọ hầu nhưng may mắn đó là khối u lành tính. Theo các bác sĩ, khối u này chủ yếu gây ra những thay đổi trong hệ thống nội tiết của con người, khiến trẻ chậm phát triển, phụ nữ trưởng thành mất kinh nguyệt, một số người cũng sẽ bị giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Khi khối u phát triển, các mô não sẽ bị chèn ép nghiêm trọng, ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đó, các bác sĩ đã "đục lỗ" ở mũi của vương hồng để cắt bỏ khối u với kích thước 2cm. hiện, tình trạng hồi phục của vương hồng khá khả quan.

Bị trễ kinh hơn 1 năm, thiếu nữ uống nhiều Thuốc vẫn không có tác dụng, đến khi làm xét nghiệm thì phát hiện nguyên nhân khó hiểu ở đầu - Ảnh 2.

Bị trễ kinh hơn 1 năm, thiếu nữ uống nhiều Thuốc vẫn không có tác dụng, đến khi làm xét nghiệm thì phát hiện nguyên nhân khó hiểu ở đầu - Ảnh 3.

Sau khi phẫu thuật, sức khỏe của thiếu nữ 15 tuổi đã dần hồi phục.

U sọ hầu (Craniopharyngioma) là khối u lành tính hiếm gặp ở não, nó còn được gọi là "khối u túi Rathke". Khối u sọ hầu xuất hiện ở vị trí gần với cuống tuyến yên, nơi tiết ra các hormon để kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể. U sọ hầu phát triển chậm, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến yên và các cơ quan lân cận.

U sọ hầu thường gặp ở trẻ em (từ 5-14 tuổi) và người lớn tuổi (50-74 tuổi). Các triệu chứng thường gặp bao gồm: biến đổi về thị giác một cách từ từ, mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm sức cơ, ngủ li bì... Trẻ bị u sọ hầu có thể phát triển chậm, thể trạng nhỏ bé hơn trẻ bình thường. (Nguồn: BV 108)


Bị trễ kinh hơn 1 năm, thiếu nữ uống nhiều Thuốc vẫn không có tác dụng, đến khi làm xét nghiệm thì phát hiện nguyên nhân khó hiểu ở đầu - Ảnh 4.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bi-tre-kinh-hon-1-nam-thieu-nu-uong-nhieu-thuoc-van-khong-co-tac-dung-den-khi-lam-xet-nghiem-thi-phat-hien-nguyen-nhan-kho-hieu-o-dau-20201225181301081.chn)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY