Tình yêu và giới tính hôm nay

Biện pháp ngăn chặn và xử lý quấy rối T*nh d*c trong cơ quan báo chí

(MangYTe) - Theo nghiên cứu “Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam do Viện Đào tạo Báo chí Thuỵ Điển (FOJO) thực hiện năm 2018, tình trạng quấy rối T*nh d*c đối với các nhà báo ở mức cao, trên 27% phóng viên nữ được khảo sát cho biết đã từng bị quấy rối T*nh d*c. Trong khi đó, cơ chế hướng tới mục tiêu xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để.

Nhằm xây dựng môi trường báo chí chuyên nghiệp, lành mạnh, ngày 27/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức buổi tập huấn "Quấy rối T*nh d*c trong truyền thông - nhận biết, và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên". Buổi tập huấn có sự tham dự của các chuyên gia, lãnh đạo, phóng viên chuyên trách của nhiều cơ quan báo chí.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ và phát triển của Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông và thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2019 của Dự án Mạng lưới đào tạo khu vực Đông Nam Á.

Tại buổi tập huấn các học viên cùng thảo luận về tình trạng quấy rối T*nh d*c và nghe bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Chuyên gia cao cấp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân tích, gợi mở và chia sẻ về tình trạng quấy rối T*nh d*c.

Theo bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, hiện nay các quy định pháp luật về quấy rối T*nh d*c đang còn lúng túng, quấy rối T*nh d*c là một vấn đề đang rất nhạy cảm.

Trước đó, tháng 5/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng đưa vào nội quy của mình.

Mặc dù vậy, đây vẫn chỉ được xem là một trong những điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, còn việc áp dụng chưa thực sự mang lại nhiều hiệu quả.

Mới đây, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được thông qua có nhiều điểm mới quan trọng bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là phòng, chống quấy rồi T*nh d*c lại nơi làm việc.

Cụ thể, Bộ Luật Lao động sửa đổi 2019 bổ sung điểm d khoản 2 điều 118, nội quy Lao động có: Phòng, chống quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc; tình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc là những nội dung chủ yếu của nội dung lao động. Tại khoản 2 điều 125: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động có hành vi quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc có thể áp dụng hình thức sa thải; Điều 135: Chính sách của Nhà nước, quy định chi tiết về thực hiện các biện pháp phòng, chống quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc…

Đây được xem là giải pháp thiết thực và là sự tiến bộ của pháp luật để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái khi làm việc, thắt chặt tình đoàn kết giữa các đồng nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng chia sẻ: "Chúng ta không nên làm trầm trọng hóa, căng thẳng hóa vấn đề khi có hành vi quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc. Cũng không nên kỳ vọng quá nhiều nhưng mong muốn nhận thức, thái độ của người dân ngày càng được nâng cao, vì quấy rối T*nh d*c có liên quan với văn hóa, mà thay đổi văn hóa này không phải việc trong ngày một, ngày hai… nó xuất phát từ ý thức".

Quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc là một trong 7 hành vi bị nghiêm cấm trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Bộ Luật cũng quy định, phòng, chống quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm phòng, chống quấy rối T*nh d*c tại nơi làm việc là một trong những nội dung chủ yếu của nội quy lao động. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước khi bị quấy rối T*nh d*c.

MINH NGHĨA - XUÂN TRƯỜNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bien-phap-ngan-chan-va-xu-ly-quay-roi-tinh-duc-trong-co-quan-bao-chi-20191227132813248.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY