Dinh dưỡng hôm nay

Biếng ăn, chậm lớn: Ðiều trị có dễ?

Khái niệm biếng ăn được quy ước là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng ăn thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.
Khái niệm biếng ăn được quy ước là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng ăn thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.

Biếng ăn, ăn ít, gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng... Thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và bé lại càng biếng ăn hơn sau các đợt bệnh đó.

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Tình trạng nhiễm khuẩn (dẫn tới ức chế các enzym tiêu hóa) hay gặp trong viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.

Do đau trong viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng.

Do thiếu các enzym tiêu hóa (trong trường hợp thiếu các vitamin hay các yếu tố vi lượng cấu thành các enzym) hay gặp là thiếu vitamin B1, Fe, kẽm...

Do tâm lý trong những trường hợp không khí ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo. Hoặc khi thời gian ăn kéo dài hay trẻ chỉ được ăn rất ít loại thức ăn.

Hậu quả quan trọng của biếng ăn không chỉ là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng nặng và kéo dài mà còn đồng thời ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý trẻ do bị la mắng nhiều và tâm lý cha mẹ do lo lắng. Đặc biệt, những trường hợp mẹ đang nuôi con bú nếu lo lắng sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú, nhưng đến khi 2-3 tuổi, có đến 30-40% trẻ biếng ăn. Điều này chứng tỏ nguyên nhân phần nhiều do môi trường sống của trẻ gây ra.

chậm lớn: ðiều trị có dễ?" />Kiêng cữ đồ ăn tanh là sai lầm trong chế độ ăn của trẻ.Những biểu hiện của trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn thường hay kèm nôn trớ, táo bón, hay quấy khóc.

Cân nặng, chiều cao thấp so với trung bình chuẩn lứa tuổi.

Điều trị trẻ biếng ăn

Nguyên tắc điều trị: Quá trình điều trị đòi hỏi rất tinh tế và kiên trì. Không nên tạo ra ngay một sự thay đổi quá lớn với chế độ ăn hiện tại mà nên áp dụng dần dần cho đến khi lượng ăn đạt được yêu cầu. Trong trường hợp có bệnh lý kèm theo, không nên uống quá nhiều loại Thu*c để điều trị triệu chứng lâm sàng. Bước đầu chỉ nên có một sự can thiệp nhỏ, áp dụng các tiến trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

Chế độ ăn điều trị trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Đối với trẻ lớn hơn, đã ăn bổ sung:

Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.

Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng: Các loại thực phẩm giàu chất đạm: sữa mẹ, sữa bột công thức, trứng, thịt, cá. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ.

TS. Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng)

Những sai lầm thường gặp của các bà mẹ trong chế độ ăn của trẻ biếng ăn

Sử dụng các thực phẩm không nên dùng là: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô..), nghèo năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai... Có điều kiện cho trẻ ăn đủ đạm động vật như trứng, thịt, tôm, cua, cá nhưng vẫn trộn thêm đậu xanh...

Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.

Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.

Không cho trẻ ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ tiêu chảy hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bieng-an-cham-lon-dieu-tri-co-de-19610.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Bệnh này nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não..
  • Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY