Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Biểu hiện của bệnh trĩ thế nào?

Gần đây mỗi lần đại tiện, tôi thường bị phân có lẫn máu. Có phải tôi bị bệnh trĩ, nhận biết bệnh này thế nào?

Vũ Văn Tiến (Thanh Hóa)

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nam giới. Nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sau:

Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Sau đó, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

Sa trĩ: Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi đại tiện hay khi phải đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau khi đã to và để lâu. Bệnh nhân có ổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niêm mạc hay nằm trong trực tràng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng... Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát. Do vậy cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

BS. Hữu Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bieu-hien-cua-benh-tri-the-nao-n159722.html)
Từ khóa: bệnh trĩ

Chủ đề liên quan:

bệnh trĩ biểu hiện

Tin cùng nội dung

  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY