Tin y tế hôm nay

Tin y tế

BN 91 tâm lý vui, buồn, có lúc khóc: Đề nghị phục hồi chức năng tâm lý

Chiều 22/6, Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tiến hành hội chẩn các miền về trường hợp bệnh nhân số 91.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, sức khỏe của nam phi công tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu.

Bệnh nhân đã tự thở khí phòng 24/24. đề xuất về chuyên môn của bệnh viện chợ rẫy, có thể cho bệnh nhân xuất khoa, ra khỏi khu vực hồi sức cấp cứu, chuyển sang phục hồi chức năng để tiếp tục phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Đến ngày 22/6, bệnh nhân có chỉ số mạch: 107 lần/phút; huyết áp: 130/70 mmHg; nhiệt độ: 37oC, không ho, giao tiếp tốt bằng lời nói.

Theo đánh giá, thời điểm hiện tại, sức khỏe rất khả quan. Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc, giao tiếp bằng lời nói, các hoạt động cung cấp oxy giảm, ban đêm thở oxy 0,5 lít một phút. Kết quả chụp CT ngực cho thấy 85% phổi hồi phục. Tình trạng nhiễm trùng đã hết. Bệnh nhân đã ngưng Thu*c kháng nấm truyền tĩnh mạch và dùng Thu*c kháng nấm uống; kháng đông dự phòng huyết khối đường uống xarelto.

Phi công người Anh lúc vui lúc buồn, có lúc khóc: Chuyên gia lưu ý việc phục hồi chức năng tâm lý - Ảnh 1.

Các chuyên gia hội chẩn cho bệnh nhân 91

Các bác sĩ tiến hành cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu ngày 2 lần, chăm sóc vết loét cùng cụt.

Bệnh nhân có thể cầm nắm, tự ăn, viết, sử dụng điện thoại. sức cơ chân hồi phục khá, co chân bình thường. bệnh nhân đang tập vật lý trị liệu, tập bước và đứng lên cơ chân. chức năng các cơ quan khác hầu như trở về bình thường, đặc biệt là hệ miễn dịch.

bsck ii trần đăng khoa- trưởng khoa phục hồi chức năng, bệnh viện chợ rẫy cho biết, hiện bệnh nhân tập phục hồi chức năng 2 buổi sáng - chiều, gồm tập thở, tập vận động, giao tiếp và chức năng sinh hoạt hàng ngày, tập kháng trở có trợ giúp… tâm lý của bệnh nhân vui buồn thường xuyên, có lúc khóc, các nhân viên y tế phải động viên, dỗ dành. bệnh nhân có nguyện vọng trở về quê nhà.

Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia cũng lưu ý đến việc phục hồi chức năng tâm lý vì bệnh nhân đã có quá trình nằm viện lâu dài.

Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn vật lý trị liệu, phục hồi chức nặng, săn sóc vết thương loét và tăng cường dinh dưỡng. Bệnh nhân cần ít nhất 2-3 tuần để phục hồi thể trạng để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/phi-cong-nguoi-anh-luc-vui-luc-buon-co-luc-khoc-chuyen-gia-luu-y-viec-phuc-hoi-chuc-nang-tam-ly-20200622181025539.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY