Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C: Chậm còn hơn không

Sau 26 năm tồn tại, từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên được bãi bỏ. Việc này được xem là trút bỏ gánh nặng đối với cán bộ, công chức khi họ bị đòi hỏi phải chứng chỉ ngoại ngữ nhưng thế thực tế chỉ là hình thức không có giá trị về mặt chất lượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT. Theo đó kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị loại bỏ.

Quyết định của Bộ GD-ĐT được dư luận đánh giá là hợp lý nhưng đưa ra quá chậm do bộ GD-ĐT “không bắt kịp những thay đổi của xã hội”. Trong suốt hơn một phần tư thế kỷ tồn tại việc cấp các ngoại ngữ A, B, C gần như không đảm bảo chất lượng, không phản ánh được thực chất năng lực người học. Nhiều người không có kiến thức về ngoại ngữ, không nghe hiểu và nói tiếng Anh được nhưng vẫn có trên tay những “ ngoại ngữ” trình độ A,B,C như một quy định để tạo điều kiện cho các trung tâm ngoại ngữ lấy tiền của người học còn chất lượng thì thả nổi không ai kiểm tra.

Chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A,B,C) dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam. Đối tượng sử dụng các loại này đa phần giáo viên, viên chức người chuẩn bị thi vào làm viên chức nhà nước, hoặc tiêu chuẩn để nâng ngạch công chức...

Đến năm 2015 Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng các quy định về tin học đối với các giáo viên, trong đó quy định ngoài trình độ chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành giảng dạy còn có các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định mới của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông này, ở nhiều địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông yêu cầu giáo viên phải hoàn thiện đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ, nhất là chứng chỉ về ngoại ngữ và tin học nhằm mục đích chuẩn hóa trình độ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nên đã xảy ra tình trạng ép buộc giáo viên phải đi học.

Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về vấn đề cán bộ công chức nói chung, giáo viên nói riêng đang phải gồng gánh những quy định không cần thiết về tin học... ông Phùng Xuân Nhạ thừa nhận việc buộc giáo viên công chức, viên chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết chính vì những quy định bắt buộc đó khiến cho việc “chạy chứng chỉ” diễn ra khắp nơi.

Trước thông tin Bộ GD-ĐT bãi bỏ các quy định về A,B,C, nhiều giáo viên ở TP.HCM đã vui mừng khi thấy như thoát được gánh nặng trên vai. Cô Lâm Thị Quỳnh Hoa - giáo viên tiểu học ở Q.Tân Bình TP.HCM cho biết: “Công việc giảng dạy của tôi không sử dụng đến ngoại ngữ, tuy nhiên do những quy định bắt buộc có chứng chỉ mới được biên chế, nâng ngạch nên tôi phải bỏ thời gian tiền bạc để đi đến trung tâm ngoại ngữ học cho... có, chứ tôi không nói được tiếng Anh, nay bãi bỏ quy định này tôi thấy nhẹ nhàng cho những giáo viên tiểu học như tôi và các em sắp vào nghề. Việc làm của Bộ GD-ĐT có chậm, nhưng chậm còn hơn không”.

Ngày 26.11.2019, Bộ GD - ĐT ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT Bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Theo thông tư kể từ ngày 15.1.2020 các quy định về kiểm tra và cấp A,B,C tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị bãi bỏ.

Cụ thể, sẽ bao gồm một số nội dung Chương 3 Quyết định 30 như:

- Hồ sơ, thủ tục đăng ký dự kiểm tra đối với thí sinh tự do;

- Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra;

- Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ;

- Xếp loại kết quả kiểm tra;

- Quy định đối với cán bộ coi kiểm tra, chấm kiểm tra;…

Lưu ý: Các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp đang triển khai trước ngày 15.1.2020 sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc.

Các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.

Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 15.1.2020

Tú Viên

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/bo-chung-chi-ngoai-ngu-a-b-c-cham-con-hon-khong-126594.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY