Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bộ Y tế chỉ rõ thói quen tích thực phẩm gây ngộ độc botulinum

Ngoài sản phẩm đồ hộp, việc tích trữ, bảo quản nhiều loại thực phẩm tại nhà không đúng cacgs cũng là nguyên nhân gây ngộ độc botulinum.

Cảnh báo thói quen sử dụng túi hút chân không

Đến ngày 9/9, các cơ sở y tế cả nước tiếp nhận gần 20 trường hợp nhập viện do ngộ độc botulinum sau ăn pate minh chay. ngoài ra, còn một số lượng lớn người bị ngộ độc biểu hiện nhẹ đến các bệnh viện thăm khám.

Vi khuẩn kỵ khí clostridium botulinum sinh ra độc tố botulinum. đây là nhóm chất độc đầu bảng, ở liều 0,009mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây Tu vong một người nặng 70 kg.

Khi nhiễm botulinum, lệ Tu vong cao từ 7-20%, thời gian liệt kéo dài. Khi nhập viện, bệnh nhân cần thở máy trung bình khoảng 2 tháng, tuy nhiên sau đó sẽ cần rất nhiều tháng để hồi phục.

2 bệnh nhân nặng nhất điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai dù được dùng Thu*c giải độc từ ngày 29/8, tuy nhiên đến nay một bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng.

Trong hướng dẫn tạm thời chẩn đoán và điều trị ngộ độc botulium vừa ban hành, bộ y tế cho biết, các loại thịt hộp, rau củ quả, hải sản đóng hộp hay bịt kín trong bao túi, chai, gói… đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum.

Bộ Y tế chỉ rõ thói quen tích thực phẩm dễ ngộ độc botulinum

ngoài các sản phẩm đóng hộp, việc sử dụng các sản phẩm hút chân không bảo quản thực phẩm cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc botulinum

Đặc biệt, nếu thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo nguy cơ này còn cao hơn.

Trước đây, các ca ngộ độc botulinum rất hiếm gặp trên thế giới, tuy nhiên những năm gần đây, xu hướng ngộ độc tăng lên do trào lưu sử dụng túi hút chân không chứa đựng thực phẩm tăng lên, kèm theo đó là bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại thực phẩm không đủ chín trước khi ăn.

Do đó, bộ y tế khuyến cáo người dân thận trọng với các sản phẩm thực phẩm đóng kín, chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.

Khi phát hiện sản phẩm có mùi, màu sắc, vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường), tuyệt đối không nên ăn.

Dù sử dụng túi hút khí sẽ giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn, song bộ y tế khuyên người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá.

Khi chế biến, nên ưu tiên ăn các thực phẩm mới nấu chín do độc tố botulinum không bền với nhiệt, bất hoạt ở 80 độ c và phân huỷ ở nhiệt độ 100 độ c trong 15 phút.

Loại vi khuẩn này không phát triển được trong môi trường có độ ph dưới 4,6, do vậy khi người dân muối dưa, muối cà, măng… cần phải che đậy kín, đảm bảo đủ độ chua, mặn mới dùng. khi thực phẩm hết chua không nên ăn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/bo-y-te-chi-ro-thoi-quen-tich-thuc-pham-gay-ngo-doc-botulinum-672687.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY