Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế hướng dẫn cách tránh lây nhiễm COVID-19 khi dịch lây lan trong cộng đồng

MangYTe – Bộ Y tế khuyến cáo, khi COVID-19 có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng, mọi người cần chú ý ngăn chặn sự lây lan đó bằng chính ý thức và hành động cụ thể của mình.

Theo Bộ Y tế, COVID-19 chủ yếu lây truyền từ người sang người, khi ai đó đang ốm, hắt hơi, ho, các giọt bắn của người đó có thể rơi bám trên miệng hoặc mũi của người ở gần họ hay khi tiếp xúc gần với người bị ốm như ôm hay bắt tay.

Bên cạnh đó, virus SARS-COV-2 gây dịch bệnh COVID-19 cũng có thể bám trên các đồ vật và bề mặt như: Nút bấm thang máy; máy tính xách tay và chuột; bút viết; thiết bị điện tử; tay nắm cửa; khăn giấy…

Do đó, nếu chúng ta chạm vào vật gì đó nhiễm virus rồi sau đó chạm vào mặt mình hoặc mặt người khác, chúng ta đều có thể bị nhiễm bệnh.

Chính vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, khi COVID-19 có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng, mọi người cần chú ý ngăn chặn sự lây lan đó bằng chính ý thức và hành động cụ thể của mình.

"Đừng quá hốt hoảng khi thấy xuất hiện bệnh nhân COVID-19 ở đâu đó gần nơi mình ở. Nếu không tiếp xúc gần với bệnh nhân, chúng ta đều có cơ hội an toàn. Biết cách phòng bệnh và không để nó lây lan là rất quan trọng", đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.

Theo đó, giảm nguy cơ bị nhiễm COVID-19 bằng cách:

1. Rửa tay thường xuyên

2. Gập khuỷu tay hoặc dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho, hắt hơi chứ không dùng tay để che miệng

3. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng

4. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

5. Làm sạch và khử trùng những vật và bề mặt hay được chạm vào.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành khuyến cáo những việc cần thực hiện đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hoả, máy bay, tàu phà... và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối cần thực hiện để phòng tránh dịch COVID-19. Cụ thể:

1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

2. Sử dụng khẩu trang đúng cách khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở.

3. Che kín miệng, mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.

4. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi: ho, hắt hơi; thải bỏ khăn giấy; rời khỏi phương tiện giao thông.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế ăn uống, nói chuyện ở trên phương tiện giao thông.

6. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga…).

7. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

8. Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho hoặc sốt, khó thở đi cùng phương tiện giao thông.

9. Khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế (19009095 hoặc 19003228) để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi. Đồng thời, đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

N.Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bo-y-te-huong-dan-cach-tranh-lay-nhiem-covid-19-khi-dich-lay-lan-trong-cong-dong-20200312125415167.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY