Đến nay, tại huyện Krông Nô đã qua 16 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới và tại huyện Đắk Glong đã qua 4 ngày không ghi nhận thêm trường hợp dương tính với bạch hầu. Ngành y tế khuyến cáo, người dân nên đưa trẻ đi tiêm vắc -xin đủ mũi, đúng lịch để phòng chống bệnh bạch hầu.
Ngay sau khi ghi nhận thông tin các trường hợp mắc, Cục Y tế dự phòng đã đề nghị Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cử đội đáp ứng nhanh hỗ trợ địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời chỉ đạo ngành y tế địa phương tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ; phun khử khuẩn môi trường tại khu vực ổ dịch và tại các gia đình có học sinh đi về tại địa phương.
Ngành y tế đã tổ chức tiêm vắc-xin chống dịch tại khu vực ổ dịch; triển khai các chốt cách ly toàn bộ các hộ gia đình có người mắc bệnh, hạn chế người ra vào tại khu vực ổ dịch.
Bộ Y tế nhận định, đến nay các ổ dịch đã ổn định. Đây là khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc - xin phòng bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc - xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc - xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc - xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc - xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống Thu*c phòng và tiêm vắc - xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Chiều tối 24/6, Bộ Y tế cho biết, ghi nhận thêm 3 ca mắc mới COVID-19, nhập cảnh qua đường hàng không và đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Ngày 23/6, ông Hà Văn Hùng- Phó giám đốc Sở Y tế Ðắk Nông cho biết, tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận có 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca Tu vong.
Ngày 23/6, ông Hà Văn Hùng – Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết, tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận có 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca Tu vong.
Chiều tối ngày 22/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã cử đội cơ động đến hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Bà Rịa điều trị các bệnh nhân COVID-19.
Chiều ngày 22/6, cuộc hội chẩn quốc gia lần thứ 5 về tình hình sức khỏe bệnh nhân 91- nam phi công người Anh đã diễn ra tại điểm cầu Trung tâm điều hành chẩn đoán, điều trị bệnh nhân nặng mắc COVID-19 (Bộ Y tế) kết nối với các bệnh viện: Chợ Rẫy, Nhiệt đới TPHCM, Nhiệt đới T.Ư, Bạch Mai, Việt Đức, T.Ư Huế, Đà Nẵng.
Thái Hà