Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bộ Y tế phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2019

Ngày 28-5, tại Trường mầm non Vườn Mặt Trời ở TP Thanh Hóa, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Thanh Hóa phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2019 với thông điệp “Vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống”

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng cho biết, tuy những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng cho người dân, như tỉ lệ suy trẻ em đã giảm khá nhanh và bền vững, song vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỉ lệ suy thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%.

“Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp ở thanh niên Việt Nam”, báo cáo khẳng định.

Ngoài ra, thiếu còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó, việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, mới chỉ đạt kết quả bước đầu.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho trẻ uống Vitamin A.

Tăng cường phòng chống suy dinh dưỡng (SDD), thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD), Việt Nam đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; cải thiện tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các VCDD khác; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm nhanh và bền vững. Dù vậy, Việt Nam còn đối mặt với những thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới năm tuổi còn ở mức cao, nhất là khu vực miền núi phía bắc và tây nguyên; thiếu VCDD ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em, khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.

Phát động hưởng ứng Ngày Vi chất dinh dưỡng, lãnh đạo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh: Cải thiện chất lượng bữa ăn, bổ sung vi chất dinh dưỡng là hết sức cần thiết nhằm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hiệu quả tới sự phát triển của trẻ em; cần khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đa vi chất vào sản phẩm thực phẩm. Viện Dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày; khuyến khích lựa chọn, sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng và người dân nên tăng cường I-ốt, sắt, kẽm, vitamin A trong bữa ăn hàng ngày. Chương trình sữa học đường nên sử dụng sữa tăng cường đa vi chất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi trong bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Thường trực Y tế Nguyễn Viết Tiến mong các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng và toàn quốc nói chung tiếp tục dành cho trẻ em những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm bằng việc tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng chống suy SDD, phòng chống thiếu VCDD tại địa phương mình; tiếp tục triển khai toàn diện các giải pháp phòng chống SDD, đặc biệt là phòng chống thiếu VCDD, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nguồn: Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5cedd6b633308535d77e0d82)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY