Kinh tế xã hội hôm nay

Bộ Y tế yêu cầu hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan dịp nghỉ lễ 2/9

(Petrotimes) - Ngày 1/9, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BYT, yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hạn chế tối đa các nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Trạm Y tế lưu động số 12 (TP HCM) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Chỉ thị 09/CT-BYT nêu rõ, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, cùng với đó vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng. Do vậy các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện phòng chống dịch.

Theo đó, bộ y tế yêu cầu người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm covid-19; thực hiện sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức chăm sóc, điều trị người bệnh toàn diện. kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống covid-19 tại các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện. tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị.

Tổ chức trực cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19; tổ chức an toàn tiêm chủng tại bệnh viện. Đảm bảo nhân lực, vật tư, thiết bị y tế, Thu*c phục vụ điều trị người bệnh theo các tình huống diễn biến dịch; có phương án vận chuyển, chuyển tuyến khi cần thiết.

Các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 tiếp tục cập nhật, thực hiện các phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết để điều trị người bệnh Covid-19, nhất là về nhân lực, giường bệnh, máy thở, ô xy y tế, Thu*c điều trị… Tiếp tục thực hiện tốt công tác điều phối, chuyển tuyến đảm bảo kịp thời, hiệu quả, nhất là với các bệnh nhân có diễn biến nặng. Kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Bộ y tế cũng yêu cầu tăng cường tập huấn cho cán bộ y tế về chăm sóc, điều trị người bệnh covid-19, hồi sức cấp cứu, sử dụng máy thở; tập huấn về lấy mẫu, xét nghiệm; thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm chéo. chuẩn bị nhân lực sẵn sàng chi viện cho các địa phương.

Đối với các cơ sở y tế dự phòng, cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly. đẩy mạnh công tác xét nghiệm tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách. đối với vùng nguy cơ cao, nguy cơ rất cao phải xét nghiệm 2-3 ngày/lần; đối với vùng vàng, vùng xanh thực hiện xét nghiệm ít nhất 1 lần.

Đáng chú ý, bộ yêu cầu các sở y tế tỉnh, thành phố tham mưu cho ubnd tỉnh, thành phố xây dựng phương án phòng, chống dịch, nhất là trong dịp nghỉ lễ 2/9 trên quan điểm quyết liệt triển khai các giải pháp trọng tâm, trong đó xác định thực hiện giãn cách nghiêm là biện pháp cơ bản, quan trọng và quyết định đến công tác kiểm soát dịch bệnh; thực hiện tốt an sinh xã hội là trọng yếu, thường xuyên; xét nghiệm là then chốt để phát hiện người nhiễm bệnh (f0) từ đó có hình thức quản lý, chăm sóc phù hợp, giảm nguồn lây nhiễm; giảm Tu vong là ưu tiên hàng đầu và vắc xin là chiến lược lâu dài.

Các cơ quan y tế tiếp tục tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ để đảm bảo tiến độ xét nghiệm. Hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.

Đồng thời chủ động, sẵn sàng triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngay khi được phân bổ, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ và an toàn tiêm chủng. Triển khai thực hiện nghiêm công tác ứng trực 24/24 giờ để kịp thời bám sát diễn biến dịch bệnh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các báo cáo dịch bệnh theo quy định hoặc các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Đối với các địa phương đang triển khai trạm y tế lưu động, cần tiếp tục tăng cường thực hiện và vận hành hiệu quả mô hình này; thực hiện tốt chương trình điều trị có kiểm soát người mắc covid-19 tại nhà, cộng đồng và triển khai gói chăm sóc sức khỏe f0 tại nhà.

Các địa phương khác chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai Trạm Y tế lưu động; đảm bảo đủ máy thở, ô xy y tế, giường bệnh, Thu*c điều trị… đối với các cơ sở điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Đồng thời các địa phương cần có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản phòng chống dịch theo các tình huống cụ thể, nhất là các tình huống khi dịch bệnh bùng phát trên địa bàn trong thời gian nghỉ lễ. Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện ứng trực 24/24 giờ đối với các lực lượng tham gia chống dịch trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề phát sinh trước diễn biến dịch bệnh; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

T.H

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/bo-y-te-yeu-cau-han-che-toi-da-nguy-co-dich-benh-lay-lan-dip-nghi-le-29-623908.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY