Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bỏng nặng vì vôi dính trên da

Vết bỏng đóng vảy sau 2 ngày nhưng tiếp tục lan rộng và ứ dịch mủ bên trong khiến bệnh nhân phải nhập viện.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh, bệnh nhân là D.T.D., nữ, 67 tuổi, trú tại Nghệ An, nhập viện khoảng đầu tháng 4 với tổn thương bỏng đã đóng vảy ngày thứ 2, diện tích 4% ở mặt trong đùi.

Trao đổi với zing, bác sĩ chuyên khoa ii hồ văn bình, trưởng khoa ngoại tiêu hóa, cho biết trước đó, trong quá trình bón vôi làm ruộng, bệnh nhân không may bị dính hóa chất này vào 2 chân. bà d. chủ quan chỉ rửa qua vị trí bị dính vôi mà không xử lý gì thêm.

Sau 2 ngày, tổn thương ở chân của bệnh nhân lan rộng, đóng vảy bên ngoài và ứ dịch mủ bên trong kèm theo cảm giác đau rát, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, buộc bà D. đi khám.

Bỏng nặng vì vôi dính trên da - Ảnh 1.

Vết tổn thương bỏng do vôi gây ra trên cơ thể người. Ảnh: BVCC.

Tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh, bác sĩ Bình nhận định bệnh nhân bị bỏng hóa chất độ 2, 3 do không được sơ cứu đúng cách.

"Tổn thương đã đóng vảy nhưng thực chất vẫn lan rộng và tiếp tục tăng độ nặng. Do đó, bệnh nhân được chỉ định nhập viện và điều trị ngay", bác sĩ Bình cho biết.

Vị chuyên gia này chia sẻ sau 10 ngày điều trị, hiện tổn thương bỏng của bệnh nhân liền sẹo, không còn đau nhức. Bà D. có thể đi lại, vận động bình thường.

Theo bác sĩ Bình, vôi có thể tạo thành mảng bám dính vào da gây khó rửa. Tới ngày thứ 3, hóa chất này vẫn có thể gây bỏng.

Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa khuyến cáo trong trường hợp có nạn nhân bị bỏng vôi, người xung quanh cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách loại bỏ sự tiếp xúc với hóa chất này, cởi bỏ quần áo có dính vôi, duy trì các chức năng sống cho họ. Sau đó, nạn nhân cần được ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch trong thời gian sớm nhất và đưa đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp chưa thể tới cơ sở y tế sớm, chúng ta cần trung hòa tác nhân gây bỏng bằng các loại axit nhẹ như axit boric 3%, axit acetic 0,5-6%, nước đường 20% hoặc mật ong... Việc cần làm tiếp theo để sơ cứu cho nạn nhân là che phủ tạm vết bỏng kết hợp băng ép nhẹ, tiếp tục tưới rửa nước sạch, đồng thời bù nước điện giải.

Theo Zingnews

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bong-nang-vi-voi-dinh-tren-da-2021042206381773.htm)

Chủ đề liên quan:

bác sĩ chuyên khoa

Tin cùng nội dung

  • Bác Hòa từ lâu phải dùng Thuốc citalopram để điều trị chứng trầm cảm. Gần đây, bác lại bị thêm bệnh loét dạ dày tá tràng nên phải uống thêm mấy loại Thuốc...
  • Theo lời vị bác sĩ, mặc dù người nhà bệnh nhân đã trực tiếp lên tiếng bênh vực nhưng mức kỷ luật dành cho ông vẫn không vì thế mà thay đổi bởi những cam kết nội bộ trước đó.
  • Say nắng say nóng là tình trạng rối loạn thần kinh trung ương và các cơ quan trong cơ thể do thân nhiệt tăng quá cao.
  • Năm 2003, Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp các Thu*c trị bệnh cảm có chứa chất phenylpropanolamine (PPA) vào nhóm Thu*c không an toàn
  • Để tránh bị viêm da kích ứng hoặc dị ứng thì trước khi dùng kem chống nắng, bạn nên bôi thử một vùng 1cm2 trên trán hoặc vùng cạnh má (nơi có tóc che phủ)
  • Tôi đang nuôi con bú. Gần đây tôi hay bị đau nửa đầu, vậy tôi có thể dùng Thuốc ergotamin chữa đau nửa đầu được không. Mong bác sĩ cho lời khuyên
  • Thuốc chứa valproat là loại Thuốc hướng tâm thần, thường được dùng trong điều trị bệnh động kinh, rối loạn tâm thần lưỡng cực...
  • Tôi 63 tuổi, bị hen phế quản mạn tính từ nhiều năm nay. Thỉnh thoảng tôi hay bị các đợt lên cơn khó thở. Mong bác sĩ tư vấn tôi nên dùng Thuốc như thế nào mỗi khi bị như vậy?
  • Hiện nay trên thị trường Thu*c xuất hiện rất nhiều sản phẩm được gọi là men tiêu hóa hoặc men vi sinh.
  • Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống và dùng một số Thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY