Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Bọt biển diệt vi khuẩn: Dự báo thời kỳ vàng son mới của kháng sinh

Hiện nay, khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Vi khuẩn MRSA và sự nguy hiểm ch*t người

Vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một loại vi khuẩn có khả năng kháng một số được sử dụng rộng rãi khiến cho việc điều trị trở nên đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, khoảng 30% người mang vi khuẩn S. aureus ngay cả trong mũi, nách, háng hoặc mông mà không nhận ra khiến vi khuẩn có thể xâm nhập máu và giải phóng độc tố làm ch*t tới 1/5 số người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn, MRSA thường xuyên xuất hiện nhất ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật hoặc người có hệ thống miễn dịch suy yếu điều trị tại bệnh viện và gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi... Nhiều trường hợp Tu vong đã được báo cáo liên quan đến loại vi khuẩn này.

Clifford Jenkyns thọ 73 tuổi, là doanh nhân, mất năm 2011 do nhiễm MRSA trong bệnh viện khi ông nhập viện vì ung thư phổi do phơi nhiễm amiăng. Các bác sĩ điều trị của ông cho biết: Clifford có thể đã được phẫu thuật điều trị bệnh và kéo dài cuộc sống thêm 10 năm nữa nhưng khi nhiễm MRSA, ông không còn cơ hội chữa trị nữa.Sammie Fallon qua đời năm 2008 khi mới 17 tuổi. Sammie là học sinh Trường Cao đẳng Newcastle đã bị nhiễm MRSA trong bệnh viện sau khi được thực hiện phẫu thuật tủy xương do mắc hội chứng thực bào tế bào máu - bệnh lý hiếm gặp xảy ra khi cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào miễn dịch hoạt động (các đại thực bào và các tế bào lympho) gây giảm số lượng các tế bào máu và những bất thường về thần kinh... Luke Day - bệnh nhi nhỏ tuổi đã Tu vong khi chưa đầy 2 ngày tuổi do nhiễm MRSA trong bệnh viện... Ngoài ra, ngay cả khi nhiễm khuẩn MRSA được điều trị thành công thì thời gian nằm viện của người bệnh cũng phải tăng gấp đôi, kéo theo các chi phí chăm sóc sức khỏe khác. Từ thực tế này, gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại MRSA là ưu tiên cao trong danh sách nghiên cứu và phát triển các loại Thu*c mới.

Bọt biển dưới đáy Đại Tây Dương là nguồn Thu*c mới chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh.

Bọt biển có khả năng diệt vi khuẩn có thời gian phát triển trước cả những con khủng long - khoảng 570 triệu năm trước. Chúng sinh sống bằng cách đẩy nước biển qua cơ thể và lọc lấy các chất dinh dưỡng. Từ phát hiện này, các chuyên gia tại Đại học Bristol, Anh đã lấy bọt biển từ 5 địa điểm sâu hơn 2km giữa Đại Tây Dương, đóng băng chúng trong nitơ lỏng và mang về phòng thí nghiệm. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một loại vi khuẩn được gọi là vi khuẩn 46, sau khi được nuôi có màu đỏ tươi có thể tiêu diệt MRSA. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có thể báo trước một thời kỳ vàng son mới về phát hiện kháng sinh.

Hiện nay, loại vi khuẩn được tìm thấy từ bọt biển này đang trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng để kiểm tra độc tính đối với tế bào người và cách thức hoạt động của nó trong quá trình nhiễm trùng. TS. Paul Race - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các hoạt động nghiên cứu hiện nay được thực hiện nhằm cho ra đời loại Thu*c kháng sinh an toàn nhất vì không ai muốn dùng Thu*c để diệt vi khuẩn nhưng lại gây tổn thương gan hay xuất hiện các triệu chứng khó chịu khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cần tập trung vào quá trình hấp thu của Thu*c vì nếu quá trình này diễn ra quá nhanh thì không đạt hiệu quả điều trị và không thể sử dụng được.

Trước các nhà khoa học Anh, các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã phát hiện một loài bọt biển ở Nam Cực có tên gọi là Dendrilla membranosa chứa chất “Darwinolide” có thể tiêu diệt 98,4% các tế bào MRSA trong các xét nghiệm ban đầu. Ông James McClintock đến từ Trường Đại học Alabama, Mỹ - thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, bọt biển không được bảo vệ bởi các lớp vỏ và chúng cũng không thể di chuyển. Để chống lại các vi khuẩn có trong môi trường nước biển, chúng sản sinh ra một loạt các “hợp chất khó chịu” để tiêu diệt vi khuẩn ngay khi tiếp xúc, giữ cho bản thân không bị nhiễm khuẩn. Khi phát hiện đặc điểm này, các nhà khoa học đã cô lập một trong những chất đó là darwinolide. Darwinolide có một cấu trúc đặc biệt, cho phép thâm nhập qua “lớp màng sinh học” mà MRSA vốn dùng để bảo vệ mình khỏi các phương pháp điều trị và tiêu diệt nó. Để không phải phụ thuộc vào việc chiết xuất darwinolide từ các bọt biển ở Nam Cực, các nhà khoa học sẽ thực hiện tổng hợp darwinolide trong phòng thí nghiệm để sản xuất loại kháng sinh mới tiêu diệt MRSA, cứu sống hàng chục nghìn người mỗi năm.

Lê Mỹ Giang

((Theo dailymail, 2018))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bot-bien-diet-vi-khuan-du-bao-thoi-ky-vang-son-moi-cua-khang-sinh-n150202.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY