Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bữa ăn học đường lành mạnh cho trẻ em Việt: Bài học từ Nhật Bản

(MangYTe) -Bữa ăn học đường đủ chất, sạch và ngon là chìa khóa quan trọng để cải thiện dinh dưỡng và tầm vóc cho trẻ em Việt Nam. Không chỉ cung cấp năng lượng cho cả ngày dài học tập, bữa ăn trưa tại trường còn giúp bồi đắp cho trẻ tinh thần hợp tác và thái độ trân trọng nguồn thực phẩm, thói quen và sự hiểu biết đúng về dinh dưỡng chuẩn.

Trong khi tại việt nam, các tiêu chuẩn cho bữa ăn học đường đến nay vẫn chủ yếu là tự phát hoặc cảm tính, thỉnh thoảng lại xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng chục học sinh nhập viện; thì lịch sử trăm năm của bữa ăn trường học nhật bản sẽ là kinh nghiệm đáng để chúng ta xem xét.

Bài học từ kỳ tích cải thiện chiều cao của người Nhật

Lịch sử bữa ăn trưa phục vụ tại trường cho học sinh được người nhật ghi nhận từ năm 1889. đến năm 1954, nhật bản đã “luật hóa” - đưa ra tiêu chuẩn dinh dưỡng và tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm cho bữa ăn học đường thông qua luật dinh dưỡng học đường.

Từ đó đến nay, hầu như mọi trường tiểu học và trung học công lập tại nhật bản đều có bữa ăn học đường được quản lý nghiêm ngặt về chất lượng, đáp ứng 100% tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các quy định đã được ban hành. chính phủ nhật công nhận bữa ăn học đường là một phần chính thống của chương trình giáo dục.

Kết quả của nỗ lực nói trên kết hợp với những biện pháp quan trọng khác (như tăng cường vận động, tập thể dục trong trường học) là, sau nửa thế kỷ, người Nhật đã đạt được những bước tiến rõ rệt về tầm vóc, cân nặng của trẻ em. Năm 1954, người Nhật có chiều cao tương đương người Việt. Đến nay họ đã có chiều cao trung bình đứng top đầu châu Á. Tỷ lệ các bệnh liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống cũng giảm rõ rệt.

Giáo sư nakamura teiji - chủ tịch hiệp hội dinh dưỡng quốc gia nhật bản - cho rằng, dinh dưỡng học đường là một trong những giải pháp giảm thiểu gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng ngừa suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em.

Theo lý giải của giáo sư nakamura teiji - chủ tịch hiệp hội dinh dưỡng quốc gia nhật bản, bữa ăn học đường đóng vai trò chìa khóa trong cải thiện dinh dưỡng và tầm vóc cho trẻ em.

Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh có vai trò quan trọng trong tổng nguồn dinh dưỡng mỗi ngày của học sinh. nó đồng thời tạo nhận thức cho trẻ về dinh dưỡng lành mạnh để áp dụng với các bữa ăn còn lại trong gia đình, tiến tới trở thành thói quen trong cuộc sống của trẻ về sau. không những thế, bữa trưa tập thể tại trường học cũng là cơ hội để trẻ học hỏi tinh thần hợp tác, thái độ trân trọng, biết ơn đối với những người đã cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon, tăng cường hiểu biết về nền văn hóa của đất nước.

Bữa ăn học đường cung cấp một thực đơn thống nhất cho tất cả các trẻ ở mỗi trường, không có việc chọn món hay mang cơm từ nhà. điều này giúp tránh mất cân bằng dinh dưỡng đồng thời xóa đi chênh lệch kinh tế trong gia đình các học sinh.

Các series về bữa ăn học đường ở nhật bản đã được các phóng viên của chương trình vì tầm vóc việt thể hiện sinh động, phát sóng tháng 12.2019 và tháng 1.2020, trở thành kênh tham khảo cần thiết cho các trường học và phụ huynh trong việc thực hành dinh dưỡng.

Sự cần thiết phải thực hành dinh dưỡng lành mạnh trong trường học

Tại việt nam, trừ cấp học mầm non, hầu hết các trường từ tiểu học trở lên được xây dựng với mục đích ban đầu chỉ phục vụ cho việc dạy và học; sau đó, từ nhu cầu cấp thiết của phụ huynh và gia đình, nhiều trường mới đảm đương thêm việc phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh.

Series chương trình vì tầm vóc việt về bữa ăn học đường ở nhật bản là kênh tham khảo ý nghĩa cho phụ huynh và các nhà quản lý.

Cán bộ bán trú, những người trực tiếp chăm sóc bữa ăn cho trẻ không được đào tạo chuyên môn dinh dưỡng và thiếu kinh nghiệm xây dựng thực đơn. vì vậy, vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong việc xây dựng thực đơn bữa ăn học đường đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, tươi ngon, đa dạng, phù hợp lứa tuổi và hợp lý chi phí. bữa ăn bán trú đôi khi chỉ dừng lại ở mức no và ngon miệng, chưa đáp ứng được các tiêu chí về cân bằng dinh dưỡng hoặc đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu từng lứa tuổi.

Đó là chưa kể, việc thiếu các quy chuẩn và luật định cho dinh dưỡng học đường khi kết hợp với lòng tham và sự thiếu lương tâm của một vài bộ phận trong chuỗi mắt xích cung cấp bữa ăn, đã dẫn đến những sự việc đau lòng. gần đây nhất là các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại một trường tiểu học ở đông anh (hà nội), hay tại một trường ở quận 2 – tp.hcm khiến nhiều trẻ nôn ói, đau bụng, sốt, tiêu chảy.

Tại nhật bản, quy định về bữa ăn học đường được đưa vào luật từ gần 70 năm trước đã quy định cụ thể tiêu chuẩn dinh dưỡng của bữa ăn ứng với từng lứa tuổi, với hàm lượng vi chất, khoáng chất chính xác, tỉ mỉ. các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc, việt nam cũng cần có điều luật tương tự.

Từ nhìn nhận này, bộ gd&đt thực hiện các chiến lược dinh dưỡng tạo nhằm cải thiện bền vững cả về tầm vóc và thể trạng của người việt nam theo đề án 641; quyết định 1340/qđ-ttg, quyết định 41/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ. đặc biệt là xây dựng mô hình điểm bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh và sinh viên việt nam. tiến trình này cũng đã được phản ánh sinh động trên chương trình truyền hình vì tầm vóc việt.

Đơn vị đồng hành cùng bộ gd&đt trong các chương trình dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực là tập đoàn th. đây cũng là doanh nghiệp đi đầu hỗ trợ các hoạt động truyền thông thay đổi nhận thức về dinh dưỡng lành mạnh quy mô lớn, trong đó nổi bật là chương trình truyền hình vì tầm vóc việt - phát sóng giờ vàng từ 20h05 hàng ngày trên kênh truyền hình vtv1. (xem lại các clip về chủ đề dinh dưỡng của vì tầm vóc việt tại đây).

Hà An

Siêu diệt khuẩn đa năng BNP

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/bua-an-hoc-duong-lanh-manh-cho-tre-em-viet-bai-hoc-tu-nhat-ban-184659.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rút VNNB.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY