Tháng nào phòng khám tâm thể Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cũng tiếp nhận vài bệnh nhân có biểu hiện bệnh lúc vui, lúc buồn quá mức. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự sát nếu không được phát hiện và điều trị. Bệnh buồn vui thất thường là cách nói nôm na của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, được định nghĩa là một rối loạn khí sắc mãn tính. Bệnh có biểu hiện bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hoặc đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.
Ts.bs ngô tích linh - phó chủ nhiệm bộ môn đại học y dược tp.hcm - cho biết một bệnh nhân 14 tuổi có biểu hiện rất phấn khích và cậu bé tuyên bố đang thực hiện một dự án sẽ giải quyết vấn đề khủng hoảng nhiên liệu. cậu bé nói không ngừng về kế hoạch và còn cho rằng cuộc sống của mình có thể gặp nguy hiểm do tính chất quan trọng của công việc đang làm. vài tuần trước khi có những biểu hiện này cậu bé đã đọc sách say sưa và ngủ rất ít nhưng vẫn thể hiện tràn đầy sinh lực... bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm đơn độc với biểu hiện loạn thần.
Một bệnh nhân nam 27 tuổi được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm tái phát. Bệnh nhân này được các bạn ở cùng phòng đưa đến khoa cấp cứu vì ngủ rất ít từ 3-4 tuần nay, uống nhiều rượu trong hai tuần trước đó dù bình thường không uống như vậy. Bệnh nhân thức suốt đêm để dọn dẹp phòng và mua sắm nhiều đồ đạc không cần thiết, luôn tỏ ra rất bực bội và dễ gây gổ. Ngoài ra, bệnh nhân còn khoe đã ngủ với ba cô gái trong một tuần. Bạn thân của bệnh nhân cho biết bệnh nhân từng bị tương tự cách đây hai năm và đang phải uống Thu*c điều trị.
Khi khám tâm thần, bác sĩ ghi nhận cảm xúc bệnh nhân này thay đổi từ bực bội đến hưng phấn. Cách ăn mặc cũng không giống ai: áo màu cam, quần màu đỏ cùng hai chiếc vớ không cùng loại. Ở phòng khám, bệnh nhân nói lớn tiếng, nói rất nhanh, khó ngắt lời, cứ đi tới đi lui trong phòng, không chịu ngồi khi được yêu cầu. Bệnh nhân cho rằng bạn bè cố ép mình đến đây chỉ vì họ ganh tị anh đã quá thành công trong việc chinh phục phụ nữ!
25-50% người bệnh toan tính Tu tu Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 21. Nguyên nhân của bệnh đến nay chưa rõ và mang tính chất nội sinh, đồng thời còn có yếu tố di truyền. Đặc trưng của bệnh là sự tái diễn hoặc luân phiên của các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm, xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm.
Theo y văn, những người mắc rối loạn lưỡng cực có tỉ lệ ly dị cao gấp hai đến ba lần, và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người không mắc. Đáng lo ngại hơn, những bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực có nguy cơ Tu tu rất cao. Ước tính 25-50% số bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có toan tính Tu tu ít nhất một lần trong đời.
Khi triệu chứng hưng cảm bộc phát, bệnh nhân có hành vi thiếu kiềm chế như tiêu xài phung phí, cờ bạc, tăng T*nh d*c, tăng cường lĩnh vực hành động, thích xen vào chuyện người khác, dễ nổi nóng. Ngoài ra còn có những triệu chứng thần kinh thực vật khác như sụt cân, chán ăn, mất ngủ, cảm thấy dồi dào sức khỏe, y phục màu mè, lòe loẹt, có khi kệch cỡm dị hợm, có lúc tỏ ra rất mến khách, có lúc lại hung hăng, kích động. Cảm xúc thường không ổn định, lúc vui vẻ, lúc bực bội cáu gắt...
Ngược lại, khi triệu chứng trầm cảm xuất hiện, bệnh nhân chán nản, thu rút, cảm thấy không còn động cơ thúc đẩy, chán ăn hoặc ăn nhiều, mệt mỏi... Ngoài ra còn có biểu hiện táo bón, khô miệng, đau đầu, chậm hoặc kích động, giao tiếp bằng mắt kém, chảy nước mắt, cảm xúc buồn rầu, có ý tưởng ch*t chóc, ảo giác, đãng trí, trí nhớ kém.
Tình trạng chẩn đoán sai bệnh không chỉ có ở vn mà còn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. thống kê cho thấy có đến 69% bệnh nhân bị chẩn đoán sai. trong đó, 70% bị chẩn đoán sai 1-3 lần, 30% bị chẩn đoán sai từ bốn lần trở lên.
Theo ts ngô tích linh, thực tế cho thấy nếu bệnh nhân đến bác sĩ tâm thần khám thì 47,9% được chẩn đoán chính xác, 44% bị chẩn đoán nhầm và 8,1% không phát hiện bệnh. lý do chẩn đoán nhầm trong từ phía thầy Thu*c là do trầm cảm lưỡng cực có triệu chứng giống với trầm cảm đơn cực; thường thể hiện dưới hình thức trầm cảm; khi sử dụng các test sàng lọc bị thất bại; bác sĩ hỏi sơ sài về tiền sử hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm. về phía bệnh nhân cũng ít khai báo các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ của mình, và họ cũng không phân biệt được trầm cảm lưỡng cực với trầm cảm đơn cực.
Để phát hiện rối loạn lưỡng cực, bs phải theo dõi quá trình bệnh của bệnh nhân bởi các triệu chứng như: khởi phát sớm, cơn tái diễn liên tục, cơn nhưng ngắn (dưới ba tháng), tiền sử có cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, có lo âu và lạm dụng chất gây nghiện (rượu, Thu*c lắc...) đi kèm, công việc không ổn định và có tiền sử rối loạn nhân cách.
Theo Lê Thanh Hà - Tuổi Trẻ
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn buồn vui bất thường rối loạn lưỡng cực tâm thần thất thường trầm cảm nặng tự tử