Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ca COVID-19 ở Hải Dương xét nghiệm 14 lần vẫn nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2

(MangYTe) - Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm 2 lần, xét nghiệm tới 14 lần vẫn ra kết quả nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2.

Liên quan tới ca bệnh 1045 (nam, 72 tuổi) mắc covid-19 ở hải dương, ông phạm duy tuyến - giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hải dương (cdc) cho biết, bệnh nhân thuộc trường hợp đặc biệt, xét nghiệm tới 14 lần vẫn cho kết quả nghi ngờ.

“sau khi xin ý kiến bộ y tế, chiều 2/9, bộ đã công bố bệnh nhân này là ca covid-19 thứ 1045 tại việt nam”, ông tuyến nói.

BN1045 được lấy mẫu 2 lần và có tổng cộng 14 lần xét nghiệm. Trong đó, 1 lần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, 3 lần tại CDC Hải Dương, 3 lần tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và 7 lần tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tất cả kết quả đều nghi ngờ.

Viện vệ sinh dịch tễ trung ương vẫn đang tiếp tục làm xét nghiệm và nuôi cấy bằng kỹ thuật mới. do đây là ca bệnh khó, được xác định nhiễm sars-cov-2 nhưng chưa rõ chủng có đột biến về trình tự gene hay cấu trúc. mặt khác, cũng chưa rõ chủng virus này tồn tại tại việt nam hay có thêm bản sao khác nữa.

Bn1045 được bộ y tế xác định mắc covid-19 vào chiều 2/9 là ông n.h.t., 72 tuổi, địa chỉ ở thôn khay, xã thống nhất, gia lộc, hải dương. mặc dù có hộ khẩu thường trú tại phường ngọc châu, tp. hải dương, nhưng ông t. thường xuyên về nhà ở thôn khay để thăm vợ là bà t.t.n. (71 tuổi).

Từ 16/8 đến nay, hai ông bà ở nhà tại thôn Khay. Ngày 19/8, bệnh nhân có biểu hiện sốt (nhiệt độ cao nhất 39 độ C), đau đầu, mệt mỏi, kém ăn. Bệnh nhân được con gái (trú tại 102 phố Nguyễn Thị Định, phường Hải Tân, TP.Hải Dương) mua Thu*c kháng sinh, hạ sốt từ TP.Hải Dương mang về huyện Gia Lộc cho uống và nghỉ ngơi tại nhà.

Sau dùng Thu*c 2 ngày bệnh nhân đỡ sốt, đỡ mệt mỏi, ăn uống tốt hơn. Sau đó bệnh nhân sốt lại, vẫn dùng Thu*c cũ và ở nhà tại quê đến hết 26/8.

Ngày 27/8, bệnh nhân sốt cao, người mệt mỏi nhiều, được con gái về đón đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình lúc 9h. Bệnh nhân được khám sàng lọc SARS-CoV-2, sau đó vào khám Nội tổng hợp, được chỉ định chụp X-Quang, siêu âm ổ bụng, lấy máu làm xét nghiệm.

Chờ kết quả khoảng 1 tiếng, bệnh nhân quay lại phòng khám Nội để nhận đơn Thu*c và về nhà con trai là N.V.H (SN 1972, trú tại 44 Cao Bá Quát, phường Hải Tân. TP.Hải Dương).

Từ chiều 27/8, anh H. có nhờ y sĩ N.V.H (ở 30 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Hải Tân) đến truyền nước cho bệnh nhân trong các ngày 27, 28, 29/8.

Sáng 30/8, bệnh nhân đỡ sốt và được vợ và con gái, con dâu đưa đi khêu “đậu lào” tại nhà bà N.T.Đ. vào khoảng 11h20 (địa chỉ số 12/43/55 Đức Minh, phường Thanh Bình, TP.Hải Dương). Sau khi làm xong, cả gia đình về thẳng nhà tại thôn Khay.

Khoảng 17h cùng ngày, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, mệt mỏi nhiều, được con gái đón và đưa lên thẳng bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương cấp cứu.

Bệnh nhân được khám sàng lọc tại khu cấp cứu i, sau khi khám xong chuyển sang khu cấp cứu ii, được làm xét nghiệm máu, điện tim, xét nghiệm máu và được chỉ định về cách ly và điều trị tại khoa truyền nhiễm.

Khoảng hơn 8h ngày 1/9, bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 để khám, xét nghiệm bằng xe y tế chuyên dụng. quá trình di chuyển của bệnh nhân bằng xe riêng của gia đình, không sử dụng các phương tiện công cộng khác.

Video: Quy trình lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 được thực hiện thế nào?

chuyên đề: xuất hiện ca covid-19 mới trong cộng đồng

Phạm Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/ca-covid-19-o-hai-duong-xet-nghiem-14-lan-van-nghi-ngo-nhiem-virus-sars-cov-2-ar567977.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY