Khoa học hôm nay

Cá môi son, lợn mọc ngà

Cá môi son, lợn mọc ngà, sói bờm... là một trong những con vật nếu chưa được dịp nhìn thấy, bạn sẽ không bao giờ nghĩ chúng tồn tại trên hành tinh này.

Cá dơi môi đỏ

Cá dơi môi đỏ

Loài cá dơi môi đỏ (tên khoa học Ogcocepphalus darwini) là một loại cá có hình dáng rất kỳ lạ với cặp môi đỏ như tô son được tìm thấy ở quần đảo Galapagos. Theo các nhà khoa học, đây là công cụ để chúng thu hút bạn tình. Điều đặc biệt, chúng không biết bơi mà di chuyển bằng các vây ức dưới đáy biển.

Chim bắt ruồi Hoàng gia Amazon


Vẻ ngoài của loài chim này sặc sỡ và diêm dúa như chiếc mũ của những vũ công. Tuy nhiên, khả năng săn mồi của chúng cũng mạnh mẽ không kém khi có thể phi thân từ trên hốc cây cao xuống đớp mồi hay cắp mồi đi. Một điểm đặc biệt nữa là loài chim này thường làm tổ lơ lửng trên mặt nước khiến kẻ thù trên cạn lẫn dưới nước khó tiếp cận.

Hồng hoàng


chim hồng hoàng gây ấn tượng đặc biệt với một chiếc “mũ” lớn màu vàng tươi nhô ra trên đầu và mỏ. đây có thể là công cụ để loài chim này hấp dẫn bạn tình.

sói bờm nam mỹ

Sói bờm là loài chó to nhất và cao nhất Nam Mỹ với bộ lông màu hung đỏ, tai dựng đứng trông như một con cáo. Tuy nhiên, điều khác biệt là chúng sở hữu một cặp chân dài như “siêu mẫu”.

Heo mọc ngà

Còn có tên là Barbirusa, loài này có khả năng mọc những chiếc ngà dài và cong vút như ngà voi. Chúng có thể được tìm thấy trên các đảo của Indonesia và trở thành đối tượng bị săn bắt để khai thác ngà.

Theo H.Trang/Người lao động

Link bài gốc Lấy link

https://nld.com.vn/khoa-hoc/ca-moi-son--lon-moc-nga-201312121113412.htm

Theo H.Trang/Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ca-moi-son-lon-moc-nga/20201128044832856)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY