Sau hơn bốn tháng giãn cách xã hội với nhiều cấp độ khác nhau, "trải qua những thời khắc cam go, khốc liệt nhất với những đau thương, mất mát rất lớn, chưa từng có trong lịch sử", tình hình dịch tại TP HCM từng bước được kiểm soát. Từ đầu tháng 10 đến nay, TP HCM bắt đầu điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Giai đoạn mới nới lỏng giãn cách, số ca nhiễm tại TP HCM dao động khoảng 2.000-3.000 ca mỗi ngày. Cùng với tỷ lệ bao phủ vaccine tăng cao dần, từ ngày 10/10, số ca nhiễm giảm mạnh về quanh mốc 1.000, sau đó liên tiếp giảm dần, có ngày chỉ còn 682 ca (ngày 2/11).
Tuy nhiên, trong bối cảnh các hoạt động dần trở lại nhộn nhịp, doanh nghiệp tái sản xuất, giám sát diễn biến dịch bệnh những ngày gần đây cho thấy số ca mắc mới đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Tối 8/11, Bộ Y tế công bố 1.316 trường hợp nhiễm mới tại TP HCM, cao nhất trong gần 20 ngày qua, nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 lên hơn 436.000.
Đánh giá cấp độ dịch Covid-19 toàn thành, TP HCM hiện cấp độ 2, trong đó 2 địa phương cấp độ 3 (huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè), 7 địa phương cấp độ 2 (quận 3, quận 10, quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn).
Tại hai địa phương cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao), hầu hết ca nhiễm là công nhân từ các khu công nghiệp. Cụ thể, phần lớn ca dương tính tại Nhà Bè làm công nhân hai KCN lớn là Hiệp Phước và Long Hậu, cư ngụ tại những khu nhà trọ. Tại Cần Giờ, từ ngày 1/10 đến 6/11, địa phương ghi nhận 359 ca nhiễm. Số ca nhiễm trên địa bàn tăng là do công nhân làm việc từ khu chế xuất, khu công nghiệp nhiễm bệnh, về nhà và lây nhiễm cho gia đình cũng như người xung quanh.
Tại các địa phương cấp độ 2, tình trạng cũng tương tự. Huyện Bình Chánh phát hiện số ca cao nhất ở các xã Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân do các KCN tái hoạt động. Quận 12 chỉ trong nửa tháng qua đã ghi nhận 8.000 ca nhiễm, trong đó phường Hiệp Thành - phường duy nhất của quận có KCN (Tân Thới Hiệp) - hơn 1.200 ca, chủ yếu là công nhân, người dân sống ở các khu nhà trọ.
Trước tình hình này, bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho rằng sau khi phủ vaccine, mở cửa hoạt động thì "số ca nhiễm tăng là tất yếu". Nếu số ca nhiễm mới không trở nặng, không T* vong thì sẽ tạo miễn dịch cộng đồng, không phải là vấn đề đáng lo ngại.
"Sau tiêm vaccine mà bệnh nhân vẫn trở nặng, T* vong thì chúng ta cần xem xét khảo sát kỹ về loại vaccine được tiêm, hiệu lực bảo vệ của vaccine ra sao, độ trễ của mũi hai, đối tượng trở nặng nhóm nào... từ đó tính toán việc tiêm mũi thứ ba", bác sĩ Khanh phân tích.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, nhận định độ phủ vaccine tại TP HCM khá cao (hơn 80% đã tiêm mũi 2) nhưng khi mở cửa hoạt động trở lại, người từ các tỉnh trở về thành phố làm việc đang tăng lên, mọi người tiếp xúc nhiều hơn, nếu không tuân thủ nguyên tắc 5K thì số ca nhiễm mới còn tiếp tục tăng.
"Phủ vaccine và thích ứng an toàn với đại dịch là điều tất yếu. Để chung sống an toàn trong đại dịch, đòi hỏi người dân phải tuân thủ các biện pháp chống dịch, rèn thành thói quen sau đại dịch", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Tiến, KCN xuất hiện nhiều ca nhiễm là do môi trường làm việc khép kín, khó đảm bảo khoảng cách trong lao động, nhiều người đã tiêm vaccine mắc Covid-19 có thể không triệu chứng dễ lây nhiễm cho đồng nghiệp...
Thực tế trên thế giới, nhiều nước ghi nhận người dân tiêm đủ hai mũi vaccine vẫn nhiễm bệnh. Theo bác sĩ Tiến, tỷ lệ mắc Covid-19 sau khi tiêm đủ hai mũi vaccine, tùy theo nghiên cứu công bố tại các nước châu Âu, Isarel, Nam Mỹ, châu Á dao động 7-13%. Những người đã được tiêm hai mũi vaccine phần lớn bệnh nhẹ, số ít trở nặng và T* vong.
Về vấn đề này, tiến sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết người đã tiêm vaccine được bảo vệ trước nguy cơ trở nặng, song không có nghĩa sẽ miễn nhiễm hay không thể lây nhiễm cho người khác. "Việc tụ tập đông người, không tuân thủ đúng thông điệp 5K có thể sẽ phá vỡ nỗ lực chống dịch từ trước đến nay", bác sĩ Hùng phân tích.
Bác sĩ Hùng cho rằng không phải khi thành phố mở cửa thích ứng an toàn thì người dân hoạt động bình thường ngay, mà phải giãn cách từng bước, tuân thủ 5K chặt chẽ, một trong những yếu tố quan trọng là phải giữ khoảng cách phù hợp. Ông dẫn chứng, một số tiểu bang ở Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng cao trên 70% vẫn nguy cơ bùng dịch, số ca nhiễm tăng cao khi người dân không tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch.
Hiện, song song với việc bao phủ hai mũi vaccine cho người dân sinh sống trên địa bàn, TP HCM cũng tổ chức tiêm vaccine cho người dân từ nơi khác đến thành phố làm việc nếu chưa được tiêm. Đến nay, thành phố đã tiêm hơn 7,8 triệu mũi một và hơn 5,8 triệu mũi hai các loại vaccine phòng Covid-19. TP HCM chưa có con số thống kê đầy đủ về tỷ lệ ca mắc Covid-19 sau tiêm vaccine. Kết quả khảo sát quy mô nhỏ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ghi nhận nhiều người tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh, song phần lớn bệnh nhẹ hơn nhóm chưa tiêm được tiêm ngừa.
Công nhân làm việc tại xưởng công ty may mặc Dony, quận Tân Bình, TP HCM, ngày 21/10. Ảnh: Quỳnh Trần
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thay đổi các thói quen để thích ứng với tình hình mới. "Người dân cần tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch để vừa có thể phát triển kinh tế vừa kiểm soát dịch bệnh tốt, tránh nguy cơ đợt dịch sau bùng phát mạnh hơn đợt dịch trước", bác sĩ Hùng nói.
Theo bác sĩ Khanh, "khi bạn đi ra đường cần nhớ mình sẽ còn trở về nhà, trở về cơ quan, nơi làm việc". Do đó nên tuân thủ 5K, tránh lây nhiễm cho người ở nhà, đặc biệt là người lớn tuổi, lây nhiễm cho đồng nghiệp, ảnh hưởng nhân sự công ty.
Bác sĩ Tiến cho rằng để tạo thói quen, người dân cần thực hành liên tục. Chẳng hạn, đến siêu thị cần tuân thủ giữ khoảng cách, đông người thì có thể về nhà mua hàng online, sau khi nhận hàng cần khử khuẩn. Hạn chế tập trung quán xá đông người. Khi có dấu hiệu đau họng, sốt, thay vì tự mua Thu*c uống thì cần test nhanh, kết quả dương tính nên báo cáo với cơ quan y tế để cách ly, theo dõi...
Tại KCN, cơ quan, cần tổ chức khai báo y tế trước khi vào ca làm. Tùy theo mỗi cơ quan, có thể tổ chức xét nghiệm mẫu gộp 10 vào mỗi tuần để sàng lọc, phát hiện sớm F0, tái cấu trúc nơi làm việc.
"Hiện tại đợt dịch cơ bản được khống chế cũng không nên chủ quan", bác sĩ Tiến nhắc. Nhiều nước cũng đã bắt đầu bùng phát dịch trở lại như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Trong nước, khu vực miền Tây Nam Bộ như các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh... số ca nhiễm tăng cao.
Bác sĩ Tiến cho rằng cơ quan quản lý y tế cần dựa vào hệ thống giám sát IT, hệ thống sàng lọc, số ca nhiễm mỗi ngày... để dự báo về nguy cơ dịch tái bùng phát. Từ đó, cần có các biện pháp dự phòng kịp thời, rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước, chuẩn bị chiến lược phối hợp phòng chống dịch, cách ly phát hiện sớm F0, chiến lược điều trị phù hợp... Đồng thời tiến hành tiêm chủng mũi 3 để tăng miễn dịch cộng đồng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, vấn đề cần quan tâm lúc này là hướng dẫn F0 sử dụng Thu*c kháng virus molnupiravir hiệu quả, an toàn tại nhà. "Thu*c molnupiravir được chứng minh hiệu quả điều trị bệnh nặng, giảm tỷ lệ nhập viện, thậm chí giảm lây truyền của virus theo một nghiên cứu mới công bố của các nhà khoa học Mỹ", theo các chuyên gia.
Chủ đề liên quan:
bình thường mới Bối cảnh F0 từ khu công nghiệp khám chữa bệnh tin nóng TP HCM chống dịch Covid-19