Dinh dưỡng hôm nay

Các bé không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn bè, đừng can thiệp quá nhiều và để trẻ tự quyết định

Những đứa trẻ trong độ tuổi 3 - 6 nhiều lúc sẽ ngang bướng, không thích chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với mọi người. Cha mẹ đừng vội vàng trách con ích kỷ kẻo gây ảnh hưởng tâm lý tới các bé.

Chia sẻ là một trong những điều cha mẹ nên dạy cho con để trẻ biết về lòng tốt và sự hào phóng. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em 3 - 6 tuổi thường không thích phải nhường đồ chơi cho bạn bè dù được bố mẹ liên tục nhắc nhở, nhiều lần dạy dỗ. Thậm chí, trong một sân chơi chung giữa những đứa trẻ, cảnh tượng tranh nhau đồ thường xuyên diễn ra.

Trên thực tế, trẻ em ở độ tuổi này khá nhạy cảm vì đang phát triển tâm lý. Các bé ngày càng ý thức rõ ràng về khái niệm sở hữu "của tôi". Việc chúng không (muốn) chia sẻ với người khác là điều khá bình thường.

Cha mẹ đừng cố bắt con phải nhường đồ chơi cho bạn khi con không muốn, cũng đừng đánh giá con ích kỷ, điều đó có thể khiến trẻ chịu ấm ức, không hài lòng. Hãy tìm ra phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn:

1. Con cần được cha mẹ thấu hiểu hơn là chỉ trích và buộc tội

Nếu con không muốn chia sẻ đồ chơi, đồ ăn... cho mọi người, cha mẹ không nên quá lo lắng, cũng không nên buông lời chỉ trích, trách mắng, điều đó là không công bằng với con.

Bởi lẽ, một đứa trẻ được giáo dục tốt thế nào cũng nhiều lúc nổi hứng "sở hữu" và không muốn ai động đến ngoại trừ chính mình. Hoặc cũng có thể trẻ rất thích món đồ đó và không muốn phải chia sẻ.

Dù vì lý do gì, cha mẹ cũng cần nhận định cảm xúc của con, có thể bằng một câu hỏi: "Con thích món đồ chơi ấy nên không muốn chia sẻ với bạn đúng không?". Cha mẹ cần phải đứng ở lập trường của con để hiểu và cảm nhận. Cách này sẽ khiến trẻ bình tĩnh vì nhận thấy bản thân được tôn trọng. Con sẽ phối hợp với cha mẹ và dễ dàng chấp nhận việc chia sẻ hơn.

2. Bắt buộc chia sẻ chỉ phản tác dụng

"Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho trẻ những bài học mong muốn" - Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách "Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận" cho biết.

Và việc cha mẹ ép trả phải nhường đồ chơi, chia sẻ đồ ăn cho bạn bè, người xung quanh khi trẻ không thích sẽ khiến các bé bị ức chế tâm lý. Không ít đứa nhỏ cảm thấy rằng mình chẳng có chút quyền quyết định nào, tất cả phụ thuộc vào mong muốn của bố mẹ.

Không chỉ thế, sự áp đặt này còn có thể khiến trẻ hành động cực đoan. Ví dụ trẻ có 2 con búp bê rất xinh. Khi có bạn tới nhà, mẹ ra sức thuyết phục thậm chí ép buộc con cho bạn mượn 1 con búp bê để cùng chơi. Bé không muốn và đã phá hủy món đồ chứ không chịu chia sẻ. Lý do chỉ là trẻ muốn bảo vệ quyền sở hữu của mình. Không đánh giá hành vi đó là hỗn hay không, nhưng cha mẹ nên hiểu "cứng quá tất gãy", đừng đừng can thiệp quá nhiều và để trẻ tự quyết định.

3. Chờ thời gian và hướng dẫn hợp lý cho con trẻ

Thời điểm hợp lý là một yếu tố quan trọng trong việc dạy con cách sẻ chia, bao dung. Ví dụ, khi con đang bướng đừng cố gắng thuyết phục, ép buộc mà phản tác dụng. Cha mẹ cần tôn trọng con cái và nắm bắt sự nhạy cảm của từng giai đoạn, để từ đó đưa ra cách dạy thích hợp.

Và nếu con đã dần có những hành động chia sẻ, bao dung, cha mẹ hãy kịp thời động viên, cổ vũ thì hiệu quả sẽ càng tăng lên. Hãy khuyến khích trẻ tích cực thể hiện tình yêu thương và chia sẻ với những người trẻ yêu thương, những người có hoàn cảnh khó khăn, những người cần giúp đỡ.

Nguồn Sina

M52

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/cac-be-khong-muon-chia-se-do-choi-voi-ban-be-dung-can-thiep-qua-nhieu-va-de-tre-tu-quyet-dinh-2220207519451477.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cho đến năm 2003, theo quy định, Thu*c tiêm artesunate hiệu lực cao chỉ được sử dụng ở tuyến huyện trở lên, không được cấp về tuyến xã.
  • Thú nhồi bông hay búp bê biết nói, biết hát, biết ra lệnh qua nút bấm sẽ chỉ đạo trong cuộc chơi, trong khi vai trò này lẽ ra phải thuộc về trẻ.
  • Chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ với các bậc phụ huynh những kinh nghiệm khi chuẩn bị cho con vào lớp 1.
  • Cầu trượt handmade được làm từ miếng bìa cạc-tông lớn, lót lên cầu thang trong nhà. Để an toàn cho bé, bạn có thể lót thêm đệm, vải, gối... ở bên dưới, và cố định miếng bìa sao cho chắc chắn.
  • Cuối cùng thì lãnh đạo TP. Hà Nội đã quyết định dừng dự án chặt hạ cây xanh. Đây là thông tin mà những người yêu mến Thủ đô mong đợi nhiều nhất trong những ngày qua...
  • Khi TS. Ngô Kim Chung - nguyên Giám đốc Bệnh viện 175 TP. Hồ Chí Minh trao đổi cùng tôi về những trường hợp tai biến sản khoa gần đây, ông kể: “Hồi còn làm việc ở Bệnh viện Việt Đức, thời gian đó có nhiều tai biến phẫu thuật, thầy Tôn Thất Tùng đã từng than thở: série noire (loạt đen)”.
  • “Cho đến bây giờ, nếu anh Thanh chưa nói ra thì em chưa tin đó là sự thật. Dù sao em vẫn tin và hy vọng tình yêu của anh ấy dành cho em là có thật” – những bộc bạch của của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào - nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 trao đổi với PV.
  • Tôi có một bé trai, bé được 18 tháng rồi, hiện nay bé có một số biểu hiện khiến tôi lo lắng có phải là bé đã mắc bệnh tự kỷ hay không mong Bác Sĩ tư vấn dùm.
  • RFA phá hủy khối u dựa vào tác dụng của nhiệt độ. Khi tế bào ung thư ở nhiệt độ > 60oC sẽ phá hủy nhân tế bào làm tế bào ung thư không còn khả năng nhân đôi.
  • Cho trẻ chơi bất kỳ thứ gì, mua cho trẻ con cả thùng đồ chơi, mua bất kỳ món đồ chơi nào trẻ đòi, mua vì thấy “bắt mắt”... là tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Và khi trẻ tự “mày mò” trong mớ hỗn độn đồ chơi ấy, những T*i n*n đáng sợ đã xảy ra...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY