Bài thuốc dân gian hôm nay

Các bệnh viện tuyến tỉnh cạn kiệt nguồn máu do dịch Covid-19

Nhiều bệnh nhân đang cố gắng “cầm cự”, kéo dài thời gian để chờ máu. Một số bệnh viện đã huy động toàn bộ nhân viên y tế hiến máu, tuy nhiên nguồn máu dự trữ cũng dần cạn…

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến hàng loạt chương trình hiến máu bị hủy bỏ, nhiều người dân e ngại đi hiến máu vì lo sợ lây nhiễm. Các bệnh viện, nhất là bệnh viện địa phương hiện rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng do nguồn cung từ các tuyến không còn.

Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bác sĩ Bùi Thị Lan, Trung tâm Huyết học – Truyền máu chia sẻ, thời gian gần đây, kho máu dự trữ của bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng.

Trung bình 1 tháng, bệnh viện cần khoảng 1500 đơn vị máu cho điều trị cũng như cấp cứu. Tuy nhiên hiện tại, tổng tất cả các nhóm máu chỉ còn vẻn vẹn chưa đầy 100 đơn vị.

Hiện việc điều trị cho các bệnh nhân mắc ung thư máu, tan máu bẩm sinh, các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, suy thận mạn hay các trường hợp cấp cứu gặp rất nhiều khó khăn bởi không có chế phẩm nào thay thế được máu.

Nhiều tháng nay, các bác sĩ chủ yếu kêu gọi nguồn hiến từ người nhà bệnh nhân. Thế nhưng thực tế, bác sĩ Lan cho biết, việc này chỉ mang tính “cầm cự” bởi phải sau 3 tháng, một người mới có thể hiến máu nhắc lại, trong khi hàng tuần, hàng tháng, các bệnh nhân mạn tính đều cần truyền máu.

“Lượng người nhà có thể huy động hiến đang dần hết. Chưa kể, nhiều bệnh nhân tan máu bẩm sinh thì bố mẹ, người thân cũng có gene bệnh nên không thể hiến máu.

Chúng tôi hiện phải cố gắng huy động từng ngày để “cầm cự” lượng máu. Nếu trước đây truyền cho bệnh nhân trên 10g máu thì bây giờ chỉ có thể truyền được khoảng 8g đã là cố hết sức”, bác sĩ Lan chia sẻ.

Bệnh viện tuyến tỉnh cạn kiệt nguồn máu, người bệnh 'cầm cự' từng ngày
Bệnh nhân tan máu bẩm sinh phải duy trì việc truyền máu 1-2 lần mỗi tháng - Ảnh minh họa: Công Thắng

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, BSCKI Trần Thị Hảo, Phụ trách Khoa Huyết học – truyền máu cho biết, các bác sĩ cũng đang phải sử dụng máu rất dè sẻn, cân nhắc ưu tiên cho những bệnh nhân nặng, nguy cơ đe dọa tính mạng được truyền máu trước.

Nguồn máu chính mà bệnh viện tiếp nhận để phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị là Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Tuy nhiên do dịch bệnh, nhiều tuần nay, đơn vị này không còn đủ nguồn máu để gửi lên cho địa phương.

“Kho máu trong bệnh viện đã cạn kiệt, chúng tôi cố gắng huy động người hiến nhưng cứ có 1 - 2 đơn vị máu tình nguyện thì lại có người bệnh chờ sẵn nên không thể đủ máu dự trữ”, bác sĩ Hảo thông tin.

Với nguồn hiến từ người nhà bệnh nhân, bác sĩ Hảo cho biết, do người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc, hoàn cảnh rất khó khăn, bị thiếu máu lâu ngày, lại thêm nhiều bệnh nền nên chất lượng máu hiến không đảm bảo. Đôi khi, các bác sĩ phải lựa chọn tới 10 người nhà mới có 1 người đủ tiêu chuẩn hiến.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-benh-vien-tuyen-tinh-can-kiet-nguon-mau-do-dich-covid-19-665649.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY