Ẩm thực hôm nay

Các món ăn bồi bổ cho sĩ tử

Mùa thi vào những ngày hè nóng bức nên các sĩ tử luôn luôn ở tâm trạng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, ngủ chập chờn...
Mùa thi vào những ngày hè nóng bức nên các sĩ tử luôn luôn ở tâm trạng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, ngủ chập chờn... Nhiều cha mẹ tìm mua Thu*c bổ tăng cường sức khỏe, tăng cường trí nhớ cho con mà quên mất “Thu*c luôn luôn là con dao 2 lưỡi”. Có rất nhiều món ăn tăng cường sức khỏe, tăng cường trí nhớ trong kho tàng y thực trị mà đơn giản, dễ kiếm phù hợp điều kiện của từng gia đình.

Chè bột trứng gà hạt sen: Hạt sen 30g, trứng gà 1 - 2 quả, đường 30 - 50g. Hạt sen nấu chín nhừ, khuấy với đường cho tan, đập trứng vào, khuấy vừa chín, cho ăn trước khi đi ngủ.

Chè đậu nành trứng gà long nhãn: Đậu nành 50g, long nhãn 20g, trứng gà 2 quả. Đậu nành, long nhãn cùng nấu chín nhừ, sau đập trứng gà vào, khuấy đều, thêm chút đường trắng cho ăn tuần 3 lần, trong 2 - 3 tuần.

Chè mộc nhĩ vừng đen: Mộc nhĩ 60g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa để sống, còn một nửa sao chín; vừng đen sao chín, cùng đem nấu lấy nước gạn qua lọc.

Cháo thịt bò: Thịt bò 100g, gạo tẻ 80 - 100g. Thịt bò thái lát mỏng, nấu với gạo thành cháo. Khi cháo được, cho gừng tươi đập nhỏ, hành sống đã thái lát, mắm, muối, hạt tiêu đảo đều, ăn nóng.

Canh trứng gà cà chua: Cà chua 250g, trứng gà 2 quả, nấu dạng canh hoặc xào nước.

Canh mực thịt heo: Mực 1-2 con, thịt heo nạc 50g, tôm nõn 500g, củ mài 20g, hạt sen 20g. Mực ngâm mềm làm sạch thái lát; hạt sen bỏ tâm; thêm gia vị và lượng nước thích hợp nấu thành canh súp.

Lươn hầm hoàng kỳ đương qui: Lươn 500g, đương qui 15g, hoàng kỳ 30g. Hoàng kỳ, đương qui đựng trong túi vải xô để sẵn. Lươn làm sạch, khía dọc theo thân. Tất cả cho trong xoong, thêm gia vị, rượu, gừng, hành, tỏi, muối trộn ướp đều; thêm nước lượng thích hợp. Đun to lửa cho sôi, vớt bỏ váng bọt, tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ, vớt bỏ bã Thu*c, thêm chút bột ngọt. Ăn với cơm.

Súp thịt dê: Thịt dê 200 - 300g, thêm gia vị nấu hầm chín nhừ.

Ếch hầm đảng sâm bạch truật: Ếch 2 con, đảng sâm 10g, bạch truật 10g. Ếch làm sạch, bỏ ruột; thêm gia vị nấu súp.

Hải sâm xào đảng sâm kỷ tử: Hải sâm 200g, đảng sâm 16g, kỷ tử 12g, hành 15g, gừng tươi 10g, tỏi 5g. Hải sâm nhúng với nước sôi, cắt khúc, rửa sạch; đảng sâm, kỷ tử sắc hãm lấy nước. Hải sâm xào tái to lửa với gừng, hành, ớt, tiêu, sau đó cho nước cốt đảng sâm, kỷ tử và các gia vị khác om cho đến khi nước xào đậm đặc, cho bột ngọt trộn đều.

Chim cút xào mềm: Chim cút 100g, măng tre 30g, mộc nhĩ (nấm mèo) 12g, dưa chuột 12g. Chim cút làm sạch bỏ ruột; mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch, thái lát; măng tre, dưa chuột thái lát. Đặt xoong trên bếp nóng cho dầu, thả thịt chim cút vào rán chín, cho thêm nước hàng, bột đậu, măng, nấm, dưa chuột đã thái lát vào; xào chín toàn bộ, cho chút bột ngọt là được.

Trứng vịt lộn: Trứng vịt cho ấp đại trà gần nở, đem luộc chín, ăn với gừng tươi thái lát, rau răm, muối tiêu.

Sâm táo thang: Nhân sâm 5g (hoặc đảng sâm 15g), đại táo 20 trái, sâm được thái lát mỏng, cùng với đại táo, cho thêm 1 chén nước đem sắc hoặc hãm khoảng 30 - 45 phút, uống và ăn cả sâm táo. Dùng cho các trường hợp huyết hư thiếu máu, suy nhược cơ thể.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cac-mon-an-boi-bo-cho-si-tu-n133050.html)

Chủ đề liên quan:

bồi bổ cho sĩ tử món ăn sĩ tử

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sau 12 năm đèn sách miệt mài, đã đến lúc các sĩ tử chuẩn bị “vượt vũ môn”. Việc thi cử có thể ví như một cuộc chạy đua đường dài trong suốt khoảng thời gian vài tháng. Các em cần thường xuyên nhận đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Sức khỏe dẻo dai và khả năng hoạt động trí óc của các em tùy thuộc nhiều vào nếp sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY