Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Các nguyên nhân phổ biến khiến lượng Acid Uric trong máu tăng cao

Có nhiều nguyên nhân khiến acid uric tăng cao gồm nguyên nhân thứ phát và nguyên phát. Xác định nguyên nhân là yếu tố đầu tiên để quá trình điều trị bệnh.

có rất nhiều nguyên nhân khiến acid uric tăng cao, bao gồm nguyên nhân thứ phát và nguyên phát. xác định nguyên nhân là yếu tố đầu tiên để quyết định hướng điều trị cho người bệnh.

Các nguyên nhân khiến hàm lượng acid uric tăng cao

Acid uric tăng cao là hiện tượng nồng độ acid uric trong máu vượt quá mức quy định. bình thường nồng độ acid uric trong máu ở nam giới tối đa là 420 µmol/l và ở nữ là 350 µmol/l. khi vượt quá nồng độ quy định này, hàm lượng acid uric sẽ có xu hướng tăng cao. tình trạng này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nguyên phát và thứ phát:

1. Tăng acid uric nguyên phát

Hơn 90% bệnh nhân có nồng độ acid uric cao bắt nguồn từ nguyên nhân nguyên phát, tức là do các yếu tố bẩm sinh và di truyền trong cơ thể.

    Bệnh thận bẩm sinh: khi thận gặp phải những vấn đề bất thường, khả năng đào thải và thanh lọc bị giới hạn khiến hàm lượng acid uric không được đào thải hoàn toàn. Theo thời gian, chúng tồn đọng trong cơ thể, khiến nồng độ trong máu tăng cao. Một số bệnh thận bẩm sinh thường gặp như: bệnh nang thận, bệnh ống thận di truyền, bệnh cầu thận,…
  • Gen di truyền: người có người thân cận huyết từng mắc bệnh Gút hay các bệnh lý do acid uric tăng cao rất dễ gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ có quá trình tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường, từ đó nồng độ acid uric cũng có xu hướng tăng lên.
  • Bẩm sinh: cơ thể bị thiếu men HGPT nên hàm lượng acid uric thường không ổn định. Đây là trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu gặp phải bệnh sẽ rất nặng và khó điều trị.

2. Tăng acid uric thứ phát

Nguyên nhân này chỉ chiếm khoảng 10% bệnh nhân có nồng độ acid uric tăng cao. nguyên nhân thứ phát bao gồm các tác nhân bên ngoài, bệnh lý và những vấn đề bất thường trong cơ thể.

    Thu nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều purin: bao gồm các nhóm thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, mỡ động vật, nội tạng,… Những nhóm thực phẩm này khiến quá trình tổng hợp purin tăng cao, thúc đẩy quá trình tồn đọng axit uric trong máu.
  • Lạm dụng bia rượu: bia rượu hay những đồ uống có cồn khác khiến cơ thể sản sinh acid lactic. Loại acid này làm tăng áp lực lên thận khiến thận phải ưu tiên loại bỏ acid lacic trước, làm nồng độ acid uric dư thừa bị tồn đọng trong cơ thể.
  • Bệnh ung thư: bệnh nhân ung thư thường phải thực hiện hóa trị, phương pháp này làm gia tăng tỉ lệ tế bào ch*t khiến nồng độ acid uric tăng cao.
  • Thu*c điều trị: sử dụng các nhóm Thu*c điều trị trong một thời gian dài có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn. Hoạt chất từ những loại Thu*c này cần rất nhiều thời gian để đào thải hoàn toàn. Chúng cản trở quá trình thanh lọc acid uric, gián tiếp khiến nồng độ thành phần này vượt mức cân bằng.
  • Bệnh tiểu đường: bắt nguồn từ hội chứng rối loạn chuyển hóa, hội chứng này có thể phát triển khiến quá trình tổng hợp purin bị thúc đẩy hoặc ức chế việc đào thải acid uric.

Tình trạng acid uric trong máu tăng cao thường rất khó phát hiện, cách phát hiện chính xác nhất là thực hiện xét nghiệm. bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện tình trạng sớm và khắc phục kịp thời.

Nếu nồng độ acid uric chưa quá cao, bạn sẽ được hướng dẫn điều chỉnh nồng độ bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giờ giấc sinh hoạt và chế độ luyện tập hợp lý. trong trường hợp, nồng độ acid uric đã tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định những loại Thu*c hạ acid uric trong máu. nếu can thiệp đúng cách, bạn có thể phòng tránh tình trạng chuyển biến thành gút, sỏi thận, gan hay những bệnh lý nguy hiểm khác.

Ngoài những nguyên nhân khiến acid uric tăng cao được chỉ ra trong bài viết, một vài trường hợp sẽ gặp phải những nguyên nhân hiếm gặp hơn. hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và có hướng khắc phục phù hợp. thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng y khoa với bất cứ trường hợp nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nguyen-nhan-acid-uric-tang-cao)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY