Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Các rối loạn nước và điện giải trong cơ thể: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Gọi là hạ Na máu khi Na xuống dưới 130mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na máu bằng 130 mmol/1 là vừa phải không cần điều chỉnh.

Đại cương rối loạn nước và điện giải

Thường thấy trong các trường hợp nôn mửa, ỉa chảy, đa chấn thương, phẫu thuật, suy thận, suy gan, suy tim, bệnh chuyển hoá, bệnh nội tiết, nhiễm khuẩn nặng...

Có thể là hậu quả của một phương pháp điều trị, truyền dịch, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc ruột, dùng Thu*c lợi tiểu...

Rối loạn nước - điện giải có thể gây ra nhiều biến chứng nguy kịch, khác với biến chứng của bệnh chính. Các biến chứng này có hai đặc điểm:

Có thể gây Tu vong nếu không điều trị kịp thời.

Có thế hồi phục nếu phát hiện và điều trị sớm.

Rối loạn nước - điện giải có thể gây ra các dâu hiệu:

Lâm sàng: co giật, run chân tay, rối loạn ý thức trong hạ Na máu, Ca máu, ứ nước trong tế bào.

Điện tim: trong rối loạn K và Ca.

Rối loạn nước - điện giải có thể làm cho bệnh chính nặng thêm. Thí dụ K máu giảm dễ gây rung thất ở bệnh nhân suy tim hoặc ngộ độc digital.

Cần đối chiếu kết quả xét nghiệm nước điện giải với các

kết quả xét nghiệm khác như hematocrit, protid, urê máu, urê niệu, creatinin máu, creatinin niệu, đường máu.

Hạ natri máu

Gọi là hạ Na máu khi Na xuống dưới 130mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na máu bằng 130 mmol/1 là vừa phải không cần điều chỉnh. Chỉ nên điều chỉnh ngay nếu natri máu giảm xuồng 120. Nhưng không có nghĩa là phải bù thêm natri trong mọi trường hợp. Khi có hạ Na máu do tăng ADH, chỉ cần hạn chê nước.

Lâm sàng:

Hạ natri máu có thể là dấu hiêu của ứ nước trong tế bào.

Đó là dấu hiệu của ngộ độc nước:

Sợ nước, nôn mửa;

Rối loạn thần kinh: nhức đầu, rối loạn tính tình, ý thức, co rút, giật cơ, mệt mỏi, co giật, hôn mê;

Phù gai mắt;

Nước não tuỷ trong, chảy nhanh.

Điện não đồ: nhịp cơ bản có sóng chậm.

Hạ Na máu có thể là dấu hiệu của mất nước ngoài tế bào kèm theo mất muối

Hoàn cảnh xuất hiện:

Nghĩ đến hạ natri máu khi:

Có các rối loạn thần kinh mới xuất hiện ở bệnh nhân có nhiều nguy cơ rối loạn nước - điện giải như suy thận cấp, suy tim, xơ gan.

Có các bệnh thần kinh hay gây rối loạn nước điện giải:

Viêm não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não... hay có hội chứng tăng ADH.

Các bệnh thần kinh đột nhiên tăng lên, cần kiểm tra việc truyền dich, lượng nước tiểu

Nguyên nhân và cơ chế:

Hạ natri máu có thể do nhiều tình huống khác nhau:

Mất nước ngoài tế bào, mất Na ngoài thận.

Qua đường tiêu hoá.

Do bỏng, chấn thương.

Mồ hôi.

Xét nghiệm thấy natri niệu dưới 20 mmol/1.

Mất nước và Na tại thận do:

Dùng Thu*c lợi tiểu.

Suy thượng thận.

Suy thận cấp thể còn nước tiểu.

Viêm thận kẽ.

Natri niệu ỏ đây trên 20 mmol/1.

Ứ nước ngoài tế bào do:

Suy giáp trạng.

Tiết ADH quá mức.

Natri niệu trên 20 mmol/1.

Natri máu giảm do pha loãng biểu hiện bằng các dấu hiệu giảm thẩm thấu máu, giảm thanh lọc nước tự do, u/p trên 1 (U: độ thẩm thấu niệu, P: độ thẩm thấu máu).

Phù, ứ nước, ứ muối do:

Suy thận, suy gan, suy tim.

Natri niệu đưối 20 mmol/1.

Xử trí:

Xử trí hạ Na máu chủ yếu là xử trí nguyên nhân.

Ở bệnh nhân có tăng ADH, cần hạn chế nưốc ở mức 500ml/ngày và cho thêm demethylchlortetracyclin 100mg ngày 3 lần uống.

Hạ Natri máu do thiếu Na máu dùng íurosemid phối hợp natrichlorua 10% tiêm tĩnh mạch 10ml/giờ và kiểm tra Na máu nhiều lần.

Công thức bù Na:

Na (mEq) = (140 - Na máu hiện có) X 60% trọng lượng cơ thể lý thuyết.

Tăng natri máu

Gọi là tăng natri máu khi Na máu trên 145 mmol/1. cần điều chỉnh khi natri máu lên đến 150.

Lâm sàng:

Tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tê bào.

Khát là dấu hiệu chủ quan dễ thấy nhất.

Tuy nhiên ở người già thường cảm giác khát giảm đi. Có lẽ do tổn thương hạ não nguyên nhân xơ vữa động mạch hoặc tổn thương thoái hoá.

Rối loạn ý thức, có thể hôn mê, co giật, giãy giụa.

Thường kèm theo mất nước ngoài tế bào (mất nưốc toàn thể), vì vậy khi bù lại nước người ta phải bù cho cả hai khu vực trong và ngoài tê bào.

Tăng natri máu, nếu không được điều trị có thể dẫn tối biến chứng nguy kịch tụ máu trong não, tụ máu dưới màng cứng, hội chứng màng não.

Hoàn cảnh xuất hiện:

Nghĩ đến tăng natri máu khi có các dấu hiệu mất nước kèm theo rối loạn ý thức.

Nguyên nhân và cơ chế:

Mất nước trong tế bào mất nước ngoài tế bào.

Trong trường hớp này natri cũng mất nhưng ít hơn mất nưóc. Có hai tình huống:

Mất nước ngoài thận:

Do tiêu hoá, qua da, không uống nước, do hôn mê, do mất phản xạ khát. Mất phản xạ khát có thể do u tuyến yến, di chứng viêm não, chân thương, não úng thuỷ.

Dấu hiệu đặc trưng là đái ít.

Mất nước tại thận do đái nhiều:

Nước tiểu có thể loãng: đái nhạt (U/P dưới 1).

Nước tiểu có thể đặc: đái. đường (U/P trên 1).

U: độ thẩm thấu nước tiểu.

P: độ thẩm thấu máu.

Mất nước trong tế bào nhưng không có mất nước ngoài tế bào:

Natri máu rất tăng nhưng không có mất nước ngoài tế bào. Natri niệu cũng tăng trên 20 mmol/1. Thấy trong các trường hợp:

Truyền nhầm dung dịch natri clorua ưu trương.

Lọc màng bụng vối dung dịch quá ưu trương.

Tăng aldosteron tiên phát.

Xử trí:

Bệnh nhân tăng Na máu là một bệnh nhân bị mất nước nặng cần phải hồi phục ngay một thể tích nước lớn.

Cách bù nước:

Tuỳ theo lâm sàng: Cảm giác khát nghĩa là cơ thể tối thiểu đã mất 2% nước toàn thể.

Tính theo natri máu:

Số lượng nước cần bù bằng:

H­­­20 = TLCT x (0,6 x Na bệnh nhân – 140)/ 140

Tuỳ theo căn nặng:

Nếu biết được trọng lượng trước khi bị bệnh:

H20 = TLCT lúc bình thường - TLCT hiện tại

Điều trị:

Trả lại lượng mất nước đã mất: 1/2 bù trong 24 giờ đầu: Lượng nước đang mất đi, tính 3 giờ lần, qua thận và tiêu hoá. Lượng nước đang mất đi qua phổi, da (1 lít ở người đang sốt và khó thở).

Đường truyền:

Có thể dùng đường tĩnh mạch và đường uống.

Nếu không có truỵ mạch thì tốt nhất là đường tiêu hoá. Nếu cấp cứu thì truyền tĩnh mạch: glucose 5% insulin (5 đơn vị/500 ml).

Nếu kèm theo mất natri phải truyền cùng lúc 4g NaCl/1.

Thường xuyên theo dõi Na và K máu là rất quan trọng. Bù Na mà quên không bù lại K máu và khi bệnh nhân bắt đầu di tiểu được là một sai lầm lớn chắc chắn sẽ dẫn đến Tu vong.

Xử trí nguyên nhân:

Đái nhạt.

Post hypophyse, Clofibrat, chlorpropamid, carbamazepin.

Lợi tiểu thiazid (tác dụng lên ông lượn gần để thải trừ natri).

Tiểu đường:

Hôn mê tăng thẩm thấu hay xẩy ra ở người tiểu đường không phụ thuộc insulin bị nhiễm khuẩn, dùng corticoid. Phải truyền các dung dịch nhược trương như glucose 3%, NaCl 0,45%, kết hợp với truyền kali. Thường phải truyền nhiều dịch 6-8 lít trong 24 giờ đầu ở người lớn.

Suy thận cấp.

Phẫu thuật lấy sỏi thận nếu có.

Truyền lại nước, Na, K ở người viêm ông thận cấp ở giai đoạn đái nhiều.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/cac-roi-loan-nuoc-va-dien-giai-trong-co-the/)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY