Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Cách ăn uống phòng nhiệt miệng

Nhiệt miệng thực chất là một tổn thương ở niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như răng sâu, viêm quanh răng, hoặc do những sang chấn từ bên ngoài, hoặc do nhiễm khuẩn….

Bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhất là khi ăn uống và vệ sinhrăng miệng và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa không khó.

Nước cam, đỗ đen giúp mau khỏi nhiệt miệng.

Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ chưa cần dùng Thu*c bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhàtương đối hiệu quả sau:

Về chế độ ăn cần ăn nhiều đồ mát như: Uống bột sắn dây, uống nước cam, chanh… sẽ giúp giảm đaurát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ. Hàng ngày có thể nấu nước rau má, raungô, đỗ đen uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2 lít/ngày.

Ngoài ra ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi,gừng, tiêu… và nên ăn nhạt. Kiêng đặc biệt nước đá lạnh. Khi ăn xong súc miệng và ngậm nước muối ấmpha loãng.

Để giảm đau nhiệt miệng có thể dùng đinh hương 10g, cam thảo 6g cho vào ấm hãm như trà lấy nướcấm ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng từ 2 - 4 phút và nhổ ra cũng làm dịu đau nơi vếtloét trong miệng, lưỡi. Hoặc có thể lấy lô hội, trà xanh nấu nước làm giảm đau rất hiệu nghiệm.

Để tránh tái phát sau khi đỡ có thể lấy lá tre 16g, cam thảo 6g, sa nhân 4g. Cho vào ấm đổ 550mlnước sắc nhỏ lửa còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày sẽ rất hiệu nghiệm.

Nhiệt miệng thường tái phát, do thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủchất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic. Vìvậy, để phòng tránh nhiệt miệng trước hết cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vệ sinh răngmiệng, súc miệng nước muối loãng.

Trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏicó kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, có những dấu hiệu bất thường như sưng thànhmột đám cứng không có giới hạn, chảy máu hoặc có dấu hiệu của nhiễm trùng như môi khô, lưỡi bẩn,sốt…, thì phải đến khám bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để xác định tổn thương có liên quan đếntổ chức lân cận hay không và có cách chữa trị cụ thể.

Theo BS Nguyễn Phi - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-an-uong-phong-nhiet-mieng-n206107.html)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY