Sức khỏe hôm nay

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn sơ sinh chiếm tỉ lệ khá cao trong các trường hợp Tu vong sơ sinh ở các nước đang phát triển, mà một tỉ lệ Tu vong chiếm phần quan trọng trong nhiễm khuẩn sơ sinh là do nhiễm khuẩn rốn.
Nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn sơ sinh chiếm tỉ lệ khá cao trong các trường hợp Tu vong sơ sinh ở các nước đang phát triển, mà một tỉ lệ Tu vong chiếm phần quan trọng trong nhiễm khuẩn sơ sinh là do nhiễm khuẩn rốn. Vì vậy, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm và được đưa vào chương trình giáo dục cho các bà mẹ trước khi sinh. cách chăm sóc rốn

Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Không nhất thiết phải tắm trẻ mỗi ngày, khi rốn chưa rụng, nên tắm kiểu "đầu" và "chân" để giữ rốn được khô.

Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay, trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt trùng, mỗi ngày thay một cái, dùng gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô.

Tã phải được gấp dưới rốn.

Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.

Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Cần mang trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy có bất cứ biểu hiện nào sau đây: Rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu rốn; Da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi rốn rụng hơn 2 ngày; Trẻ sốt, bú kém.

Nhận biết nhiễm khuẩn rốn

Nhiễm khuẩn rốn thường là do tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp do trẻ bị uốn ván rốn do khi mang thai bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván và việc chăm sóc rốn không vô khuẩn.

Dấu hiệu để nhận biết nhiễm khuẩn rốn là: Rốn đỏ chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh rốn, có thể gây chảy máu rốn. Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng huyết với các biểu hiện: Trẻ ngủ li bì, bú kém, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn...

Điều trị: Chăm sóc rốn và dùng kháng sinh, nếu do uốn ván rốn, cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván.

Cho trẻ uống Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc rốn 2 lần/ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn.

Sát khuẩn cuống rốn bằng các dung dịch sau: nước muối S*nh l* để rửa sạch mủ, cồn iode 2-3%, cồn 70 độ.

Dùng bông, gạc vô khuẩn thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn, nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn...

Lau sạch Thu*c sát khuẩn còn đọng lại ở chân rốn, không đắp gạc hoặc rắc Thu*c bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lể da xung quanh rốn.

Cách phòng nhiễm khuẩn rốn:

Cho trẻ tiếp xúc da - da với mẹ ngay từ đầu sau sinh, không cách ly mẹ con nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm khuẩn. Tiêm phòng uốn ván cho mẹ lúc mang thai để tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh. BS. Thu Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-17285.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY