Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Cách cho ăn đúng với người bị đột quỵ

Sau khi bị đột quỵ, người bệnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề ăn uống. Đa số người bệnh thường gặp chứng rối loạn nuốt, dẫn đến suy dinh dưỡng, viêm phổi, ảnh hưởng nặng nề chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Huỳnh Bích Thảo, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, người có rối loạn nuốt gặp khó khăn khi nuốt các chất, không chỉ thức ăn, thức uống mà còn cả khi uống Thu*c và nuốt nước bọt. Tình trạng này khiến thức ăn dễ rơi vào đường thở, có khả năng gây nghẹt thở, về lâu dài có thể gây viêm phổi tái đi tái lại.

Tình trạng nghẹn, ho, sặc, khó thở khi ăn uống làm cho người bệnh cảm thấy không muốn ăn, dẫn đến thiếu nước và chất dinh dưỡng.

Thức ăn cho bệnh nhân sau đột quỵ cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Ảnh: nceasyfood

Các dấu hiệu giúp nhận biết rối loạn nuốt

- Thức ăn, thức uống trong miệng chảy ra ngoài khi đang ăn uống.

- Thường xuyên chảy nước bọt, nước bọt đọng nhiều trong miệng.

- Gặp khó khăn trong việc cắn, nhai, dùng lưỡi đẩy thức ăn.

-  Phải gắng sức khi nuốt và nuốt lâu.

-  Ho khi đang nhai chưa nuốt, khi mới nuốt và một hồi lâu sau khi nuốt.

-  Nuốt rồi vẫn thấy vướng ở trong họng.

-  Ngậm thức ăn lâu.

Thức ăn, thức uống

Thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Nếu người bệnh nhai khó, nuốt khó, thức ăn cần phải được xay nhuyễn.

Đối với người bệnh ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ sặc hơn.

Cần tránh các loại thức ăn:

- Thức ăn khô, kích thước lớn, có nhiều sợi xơ, dai, khó cắn, khó nhai.

- Thức ăn rời rạc thành từng miếng nhỏ.

- Thức ăn dễ dính vào răng, nướu và đọng lại trong má như bánh, kẹo dừa.

Tư thế ăn uống

- Người bệnh cần ngồi thẳng khi ăn, uống Thu*c, súc miệng.

- Nếu người bệnh không thể tự ngồi, người chăm sóc nên quay đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh xuống ghế có dựa lưng và chỗ đỡ tay, sử dụng gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái.

- Tư thế tốt nhất là vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, với bàn chân chạm sàn hoặc để trên bục nếu ngồi trên giường cao, không nên để chân lơ lửng.

- Người bệnh cần ngồi hoặc đi tới lui sau khi ăn 30 phút để tránh trào ngược.

Thực hiện quy tắc an toàn

-  Chỉ ăn uống khi tỉnh táo. Ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.

-  Nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.

-  Để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu là bên thức ăn bị chảy ra ngoài).

-  Không nói khi đang nhai và nuốt.

- Nếu người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh.

- Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.

- Khi người bệnh ngậm lâu, người chăm sóc nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má người bệnh.

- Khi ăn canh, phở thì ăn phần nước và phần cái riêng.

Môi trường ăn uống

- Đủ ánh sáng. 

- Trong khi ăn, cần tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio và đông người làm người bệnh mất tập trung.

- Người chăm sóc cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ.

Vệ sinh miệng

- Vệ sinh miệng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh có rối loạn nuốt, các chất bẩn đóng trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn. Nếu người bệnh không thể đánh răng và súc miệng thì cần rơ miệng để làm sạch răng, lưỡi và 2 bên má.

- Không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn.

-  Không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.

Các biện pháp hỗ trợ

Khi ăn uống bằng đường miệng không an toàn hoặc không hiệu quả, người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng và nước qua ống mũi - dạ dày, hoặc truyền dịch.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cach-cho-an-dung-voi-nguoi-bi-dot-quy-2880038.html)

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY