Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay dễ phát triển thành bệnh chàm mãn tính, cần có chế độ chăm sóc kĩ lưỡng và cẩn thận nhằm phòng ngừa bệnh quay trở lại hoặc trở nên nặng hơn

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay dễ bị kích ứng, trầy xước trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh chàm, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ ngay để được làm kiểm tra và tiến hành điều trị.  

Bệnh chàm ở tay là gì?

Chàm ở tay hình thành trên lòng bàn tay (hoặc lòng bàn chân) của người bệnh, thường dễ bị nhầm lẫn thành viêm da, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc bệnh vẩy nến. Theo đó, người bệnh sẽ phải cần đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị theo toa.

Dấu hiệu nhận biết

Là một trong những loại chàm da phổ biến, bệnh chàm ở tay là tình trạng rất thường gặp tại nhiều nơi trên thế giới. thông thường, để nhận biết chàm ở bàn tay, bạn có thể dựa vào các biểu hiện như:

    Đỏ

Một vài biểu hiện sơ bộ có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh chàm da tay khác là:

    Da tay nhạt màu hoặc sậm màu hơn các vùng da khác.

Nguyên nhân

Bệnh chàm ở tay và chân có thể được phân loại là nội sinh hoặc ngoại sinh. Đôi khi cả yếu tố nội lẫn ngoại đều có thể là tác nhân gây ra chàm.

#Ngoại sinh

Chàm ở lòng bàn tay, ngón tay hoặc chân có thể bị gây ra bởi những nguyên nhân như:

    Hóa chất tẩy rửa: bột giặt, nước rửa chén, xà phòng, dầu gội, sữa tắm, Thu*c tẩy,…
  • Thực phẩm: dị ứng thức ăn, nước uống
  • Hóa chất độc hại: formaldehyd, dầu diesel, hợp chất cao su,…
  • Thời tiết: vùng khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh; sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Dị ứng mỹ phẩm: kem dưỡng da tay, nước hoa, sơn móng tay,…

Các phản ứng đầu tiên sẽ xuất hiện ở các ngón tay hoặc mu bàn tay. Tuy nhiên về lâu dài sẽ vết chàm có thể lan đến cả lòng bàn tay và nhiều khu vực khác.

#Nội sinh

Bệnh chàm ở tay nội sinh xảy ra do các yếu tố đến từ bên trong của cơ thể. Ví dụ như:

    Di truyền

Nói chung, dù là nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm ở tay và chân, người bệnh đều phải đến gặp bác sĩ. bác sĩ sẽ làm chắc chắn hơn trong việc xác định liệu rằng đó có phải là bệnh chàm hay không. đồng thời, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị tốt nhất, phù hợp nhất đến các bệnh nhân.

Cách chữa bệnh chàm ở tay

Như đã nói ở phía trên, việc quan trọng nhất khi phát hiện những triệu chứng bất thường của làn da chính là tìm đến bác sĩ. Việc gặp gỡ bác sĩ này sẽ giúp bạn kịp thời điều trị dù là bệnh lý nào đi chăng nữa.

Theo đó, điều trị bệnh chàm ở tay sẽ gồm 4 mục tiêu chính:

    Kiểm soát ngứa

Chẩn đoán

Bước đầu, sau khi thăm khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân gây ra dị ứng. Biện pháp sử dụng miếng dán để kiểm tra dị ứng là một trong những biện pháp được ưa dùng hiện nay.

Kết quả kiểm tra của miếng dán sẽ giúp bác sĩ lẫn bệnh nhân nhận biết được các chất nào gây kích ứng hoặc chất nào gây ra bệnh chàm để có thể phòng tránh chúng. đồng thời, một danh sách sản phẩm mới cần thay đổi để phòng ngừa chàm da ở tay tái phát cũng sẽ được liệt kê sau kết quả của bài test.

Thu*c trị bệnh chàm ở tay

Thu*c trị chàm da có thể làm giảm các triệu chứng của bạn và giúp da mau lành khi bạn dùng chúng theo chỉ dẫn. Các phương pháp điều trị có thể không có tác dụng tương tự đối với tất cả mọi người. Vì vậy, bạn và bác sĩ của bạn có thể cần phải thử một vài lựa chọn khác nhau để xem điều gì là phù hợp nhất.

1.Kem Hyrocortisone và Corticosteroid ngoài da

Các bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân sử dụng Thu*c mỡ hydrocortisone 1% hoặc corticosteroid để giúp điều trị chàm ở bàn tay. Các loại kem bôi này có thể sử dụng theo toa và không cần kê đơn, mang lại tác dụng giảm ngứa và giảm viêm.

Chú ý rằng hầu hết các loại Thu*c mỡ hydrocortisone nên được sử dụng khi da còn ẩm (sau khi tắm hoặc khi rửa sạch tay với nước sạch). Cả hydrocortisone và corticosteroid không nên được sử dụng liên tục quá 6 tuần (trừ kiến nghị của bác sĩ) vì có thể làm bào mỏng da, teo da.

2. Pimecrolimus hoặc Tacrolimus

Khi dùng kem bôi như hydrocortisone và corticosteroid trở nên không hiệu quả, bệnh nhân sẽ có thể chuyển sang sử dụng  pimecrolimus hoặc tacrolimus để thay thế. pimecrolimus tại chỗ được khuyến cáo cho bệnh chàm da vừa phải ở mặt và cổ của trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. tacrolimus tại chỗ có thể được sử dụng cho bệnh chàm dị ứng từ trung bình đến nặng ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Chúng có thể làm giảm viêm nhưng làm tăng nguy cơ ung thư da và ung thư hạch. Vì vậy cần sử dụng chúng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn.

3. Thu*c mỡ NSAID

Một lựa chọn khác có thể kể đến là Thu*c chống viêm không steroid, theo toa mới gọi là crisaborole (eucrisa) có thể được sử dụng để điều trị các dạng bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về việc sử dụng loại Thu*c mỡ này hay không.

4. Kem dưỡng ẩm

Bên cạnh việc sử dụng các loại kem bôi trị bệnh chàm ở tay, bạn cũng nên chú trọng đến việc chăm sóc làn da. các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da hiện nay có thể giúp ngăn chặn việc thoát ẩm của da, làm giảm khô đỏ. tuy nhiên cần chọn các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính dựa trên lời khuyên của bác sĩ.

5. Thu*c corticosteroid dạng uống hoặc tiêm 

Khi các triệu chứng bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hoặc khó điều trị, bạn sẽ cần phải sử dụng chúng trong một thời gian ngắn. các bác sĩ sẽ giúp bạn lên định lượng cụ thể.

6. Thu*c làm giảm hệ thống miễn dịch

Các loại Thu*c bao gồm cyclosporine, methotrexate và mycophenolate mofetil giúp giữ cho cơ thể của bạn không phản ứng thái quá trước các cơn ngứa rát do chàm gây ra. Bạn có thể dùng chúng dưới dạng Thu*c viên, chất lỏng hoặc Thu*c tiêm khi chàm ở mức trung bình đến nặng, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Tuy nhiên chúng cũng gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng thời gian dài như: huyết áp cao và các vấn đề về thận.

7. Thu*c kháng sinh 

Trong trường hợp chàm ở tay và chân có dấu hiệu biến chứng thành bệnh chàm vi khuẩn (nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập) sẽ cần phải sử dụng kháng sinh. Thu*c kháng sinh góp phần tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm men gây bệnh này.

Lưu ý rằng:

    Không dùng Thu*c kháng sinh trừ khi bác sĩ kê toa chúng. Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể làm cho chúng kém hiệu quả hơn khi bạn cần chúng.

8. Thu*c kháng histamine

Thu*c kháng histamine được áp dụng vào ban đêm vì gây ra triệu chứng buồn ngủ. Chúng sẽ là một giải pháp tốt để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế gây ra vết thương trầy xước ở tay trong khi ngủ.

Quang trị liệu

Ánh sáng cực tím uv là một phương pháp tân tiến, hiện đại được phát hiện có thể điều trị bệnh chàm ở tay từ trung bình đến nặng. tia uv giữ cho hệ thống miễn dịch không phản ứng thái quá với các dấu hiệu của bệnh chàm. thế nhưng tia uv sẽ làm lão hóa làn da và làm tăng nguy cơ ung thư da. hầu như đây là biện pháp cuối cùng khi các phương án điều trị khác không đem lại hiệu quả như mong muốn

    Liệu pháp ánh sáng tia cực tím: làn da sẽ được tiếp xúc với tia UVA, tia UVB hoặc cả hai.
  • Liệu pháp PUVA: sau khi sử dụng psoralen để làm da nhạy cảm hơn, từ đó tia UVA có thể tác động sâu hơn. Nó dành cho những người không nhận được kết quả từ liệu pháp UV.

Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp như dùng Thu*c điều trị chàm ở tay hoặc quang trị liệu đều chỉ có thể quản lý bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm. vì vậy người bệnh cần phải tự giữ cho làn da khỏe mạnh, tự chăm sóc và phòng tránh bệnh chàm ở tay quay trở lại.

Hãy ghi nhớ những lời khuyên sau để bổ sung vào kế hoạch chăm sóc làn da sau điều trị của mình:

1. Nước ấm

Ngâm tay bằng nước ấm và tắm nước ấm là một cách giúp thư giãn da tốt. Kết hợp với các loại tinh dầu có tính sát trùng (bạc hà, tràm trà, hoa cúc,…) hoặc các loại xà phòng, chất tẩy rửa dịu nhẹ sẽ làm giảm các kích ứng lên da.

2. Chăm sóc da tay 

Bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày (nhất là sau khi tắm hoặc rửa tay) sẽ giúp da mềm mại hơn. Sử dụng một chiếc găng tay vào ban đêm có thể giúp kem thẩm thấu sâu vào biểu bì, hạn chế trầy xước trong khi ngủ.

Đừng rửa tay quá thường xuyên vì chúng có thể gián tiếp gây ra tình trạng khô da. Giữ tay luôn được khô ráo và sử dụng khăn mềm để lau sạch nước mỗi lần rửa. Và bạn vẫn cần phải làm sạch bàn tay khi chúng bị nhiễm bẩn, tiếp xúc với đồ vật không sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh,…

Bên cạnh đó, tẩy tế bào ch*t cho da 1 tuần/lần bằng hỗn hợp đường nâu + mật ong hoặc muối + chanh có thể giúp ngăn chặn tình trạng bong tróc, thô ráp.

3. Sử dụng găng tay

Luôn sử dụng găng tay khi buộc phải tiếp xúc với các hóa chất (khi rửa chén, giặt quần áo, nấu ăn,…) Hãy đảm bảo rằng mỗi hoạt động đặc thù đều có riêng một đôi găng tay phù hợp. Chúng sẽ là lớp bảo vệ nhằm ngăn ngừa làn da va chạm với các chất có thể làm kích thích vết chàm ở tay.

4. Bổ sung thực phẩm chống viêm 

Uống nhiều nước và lựa chọn các loại trái cây hoặc rau xanh giàu chất chống oxy hóa, vitamin sẽ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của làn da. từ đó bạn có thể giảm thiểu khả năng bệnh chàm ở tay bùng phát trở lại.

Một số loại trái cây nên được ưu tiên: táo, dâu tây, việt quất, bơ, anh đào, ….

5. Kiểm soát căng thẳng 

Trong một số trường hợp, bệnh chàm bùng phát có thể được gây ra hoặc trở nặng do căng thẳng. Để giúp loại bỏ yếu tố này, chú trọng đến việc thể dục thể thao hoặc các hoạt động vui chơi giải trí khác. Một số hoạt động thư giãn bạn có thể thử là yoga, dưỡng sinh, thiền, thở sâu,…

Ngoài ra, gặp bác sĩ tâm lý là một phương án nhằm loại bỏ căng thẳng khoa học và triệt để hơn.

tạm kết, hầu hết bệnh nhân bị bệnh chàm ở tay và chân nên được xét nghiệm để xác định nguyên nhân. chẩn đoán kích ứng và viêm da tiếp xúc trên cơ sở lâm sàng đơn thuần là không đáng tin cậy. đồng thời khi đã tiếp nhận điều trị, bệnh nhân cần phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất. hơn nữa, bệnh chàm ở tay dễ phát triển thành bệnh chàm mãn tính, cần phải có chế độ chăm sóc kĩ lưỡng và cẩn thận nhằm phòng ngừa.

ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-chua-benh-cham-o-tay)

Tin cùng nội dung

  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY