Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cách giúp trẻ an toàn khi sử dụng iPad

Việc tiếp xúc với ipad quá thường xuyên thực sự không tốt cho thị lực cũng như sự phát triển của con trẻ. Cách giúp trẻ an toàn khi sử dụng ipad sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm khi nuôi con thời hiện đại.

Cách giúp trẻ an toàn khi sử dụng ipad bằng việc kiểm soát việc dùng thiết bị iOS

Có nhiều cảnh báo gần đây của giới nghiên cứu về hậu quả của tình trạng "nghiện" smartphone, ipad ở trẻ em khiến bạn lo lắng, bạn hoàn toàn có thể kích hoạt chế độ giới hạn sử dụng iPhone hay iPad đối với con cái mình, nhằm bảo vệ chúng và cả ví tiền của chính bạn.

Apple đã tạo lập sẵn một chế độ trao quyền kiểm soát việc dùng thiết bị iOS cho các bậc phụ huynh, gọi là "Restrictions" (Giới hạn). Chế độ này sẽ giúp bảo vệ quyền riêng của con cái bạn, cho phép chúng chỉ truy cập được các nội dung nhất định cũng như ngăn bọn trẻ vô tình hoặc cố ý dùng thẻ tín dụng của bạn.

Cách thiết lập chế độ giới hạn nói trên rất đơn giản và nhanh chóng như sau: Từ màn hình chính của iPhone/iPad, hãy vào Settings (Cài đặt, tùy theo ngôn ngữ bạn đang sử dụng) > General (Cài đặt chung) > Restrictions (Giới hạn) và chọn Bật giới hạn để tạo lập một mật mã. Tất nhiên, bạn không nên tiết lộ mật mã này với các con mình.

Việc còn lại tiếp theo là bạn lướt qua danh sách giới hạn các tính năng, nội dung và ứng dụng cài sẵn trong máy.

Hãy ra giới hạn thời gian cho con chơi ipad

"Mỗi ngày con chỉ được xem 1 giờ đồng hồ thôi nhé!", nhưng liệu trẻ có hiểu được 1 giờ là bao lâu? Thay vì vậy, bạn hãy chịu khó giúp bé canh chừng thời gian và bắt đầu ra tín hiệu cho bé khi bạn cho rằng đã đến lúc dừng lại.

Đối với trẻ chưa biết đếm thời gian, bạn có thể nhắc con: "Con ơi, mình xem thêm 2 bài nhạc nữa rồi tắt con nhé", "Còn một bài nữa thôi nha!". Như vậy con sẽ hình dung được khi nào con cần phải tắt và chuẩn bị tâm lý sẵn cho điều đó để không quá thất vọng.

Những ngày đầu chưa quen, có thể con sẽ tiếc nuối không chịu rời, sẽ khóc ré lên và giành lại cái iPad từ tay bạn, lúc này bạn cần đối thoại với con. Hãy nhẹ nhàng nhưng kiên quyết giải thích cho con biết rằng chúng ta đã có giao kèo và con phải làm theo, rằng nếu con xem quá nhiều mắt con sẽ bị hư hại, rằng ngày mai con có thể xem tiếp và ba mẹ không cấm con về việc đó.

Bảo vệ mắt cho con khi sử dụng ipad

Các bậc cha mẹ không nên để con xem từ cự ly quá gần vì dễ gây cận thị, nhưng cũng không để quá xa vì trẻ luôn phải nheo mắt để cố nhìn chúng. Đặt Ipad đứng trên một chiếc bàn phẳng, giữ mắt bé trong độ tầm từ 40 – 70 cm được xem là khoảng cách hợp lý.

Và để mắt con không quá mỏi, cứ tầm 20 phút bạn tìm cách cho mắt con nghỉ ngơi vài phút bằng cách nhắc con đứng dậy đi đâu đó, hoặc làm một việc gì đó như đi vệ sinh, uống sữa, thay quần áo, quét nhà giúp bố mẹ, lấy giúp bố mẹ quyển sách, chạy đến ôm hun bố mẹ… sau đó mới để con quay trở lại với món đồ yêu thích của chúng. khổng lồ phát hiện thứ đặc biệt bên trong

Theo Phương Vũ/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/cach-giup-tre-an-toan-khi-su-dung-ipad-d110948.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/cach-giup-tre-an-toan-khi-su-dung-ipad-d110948.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/cach-giup-tre-an-toan-khi-su-dung-ipad-377131)

Tin cùng nội dung

  • Cách đây 30 năm, vào năm 1989, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước LHQ về quyền trẻ em (CRC). Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này vào năm 1990. Dẫu thế, tỉ lệ trẻ em nghèo đa chiều tại nước ta vẫn còn cao, cùng với đó việc thực hiện quyền trẻ em vẫn là một vấn đề đáng suy ngẫm.
  • (MangYTe) - Ngày 13/12, tại Hà Nội, Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) phối hợp ChildFund Việt Nam và Microsoft Việt Nam chính thức công bố ứng dụng bảo vệ trẻ em “Tổng đài 111” trên hai nền tảng điện thoại thông dụng IOS và Android. Ứng dụng sẽ cho phép báo cáo và phản hồi về các trường hợp nghi vấn xâm hại trẻ em, đồng thời hỗ trợ công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin trong các hoạt động liên quan tới bảo vệ trẻ em.
  • Mỗi vụ trẻ em bị xâm hại T*nh d*c xảy ra đều cần sự can thiệp, hỗ trợ của nhiều cơ quan, bộ, ngành, tổ chức...
  • Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị xâm hại,
  • Save the Children và ĐSQ Thụy Điển ra mắt cuốn sách Netsmart nhằm mục tiêu bảo vệ trẻ em và trẻ vị thành niên trên mạng internet.
  • Khi trời rét đậm, không ít trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi phải vào viện vì các bệnh đường hô hấp như viêm đường hô hấp, viêm phế quản hay viêm phổi.
  • Trong thời gian qua, không ít vụ bạo hành, xâm hại trẻ em khiến dư luận vô cùng bức xúc. Tại các địa phương hiện nay...
  • Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, đe dọa sức khỏe của con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn vì còn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất.
  • Sau thời gian lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)...
  • Trẻ em thường dễ bị mắc các bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn và các rắc rối có liên quan đến tình trạng khó tiêu. Độ ẩm trong không khí cao khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, việc chọn lựa những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn sẽ giúp bảo vệ hệ thống tiêu
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY