Sức khỏe hôm nay

Bảo vệ trẻ em trước nhiều nguy cơ xâm hại

Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị xâm hại,

Thực tế, các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại T*nh d*c trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. theo thống kê 5 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em, trong đó xâm hại T*nh d*c là 572 vụ và 562 em bị xâm hại. đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại T*nh d*c bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%.

Xâm hại T*nh d*c có thể xảy ra với bất kỳ trẻ nào vào bất kỳ thời điểm nào, bất cứ đâu. cả bé trai và bé gái đều có thể bị xâm hại T*nh d*c. và hơn hết, hậu quả mà nó để lại không chỉ là những tổn thương ngoài cơ thể mà còn là những ám ảnh tinh thần. nỗi đau và những ảnh hưởng khi bị xâm hại T*nh d*c, có khi trẻ phải mang theo đến hết cuộc đời.

Không chỉ người lao động tự do hay không có nghề nghiệp mới là thủ phạm, mà trong đó có cả giám đốc ngân hàng, thầy giáo, cán bộ văn hóa, tổ trưởng dân phố... Tất cả những thông tin về thủ phạm thực sự tạo ra cú sốc cho xã hội.

Chưa bao giờ nạn xâm hại T*nh d*c trẻ em được dư luận tập trung chú ý như hiện nay. những tin tức khủng khiếp, đau lòng về xâm hại T*nh d*c trẻ em khiến chúng ta bất an, trong khi việc xử lý một số vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em chưa được giải quyết kịp thời, chưa thỏa đáng, còn kéo dài dẫn đến bức xúc trong xã hội. bên cạnh đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương một số nơi về công tác trẻ em còn chưa thực sự đầy đủ, công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân chưa sâu rộng…

Vì thế trong thời gian tới, để bảo vệ trẻ em nói chung, đặc biệt nạn xâm hại T*nh d*c trẻ em nói riêng, theo các chuyên gia tâm lý, trước tiên cần sự phối hợp và hỗ trợ đồng bộ cả các ban ngành tổ chức xã hội và cộng đồng ở địa phương; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc xâm hại trẻ em tại địa phương; tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại T*nh d*c và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo, không tố cáo vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em.

Khi bị xâm hại T*nh d*c, nạn nhân và gia đình cần kịp thời trình báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ tư vấn, giải quyết. ngoài ra, trong công tác phòng ngừa xâm hại T*nh d*c ở trẻ em cũng rất cần sự phối hợp giữa trẻ và gia đình. gia đình và nhà trường cần cung cấp cho trẻ em những kiến thức cơ bản nhất về giới tính.

Vũ Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bao-ve-tre-em-truoc-nhieu-nguy-co-xam-hai-n145059.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY