Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cách khắc phục chứng biếng ăn cho bé

Cho bé ăn gì và ăn như thế nào để bé có một thói quen ăn tốt là một trong những quan tâm hàng đầu của bố mẹ.
Cho bé ăn gì và ăn như thế nào để bé có một thói quen ăn tốt là một trong những quan tâm hàng đầu của bố mẹ. Tình trạng biếng ăn của bé có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt thời kỳ phát triển từ 1 - 10 tuổi. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới trong những năm qua cho thấy, có tới 40 - 60% phụ huynh phàn nàn con mình đang trong tình trạng biếng ăn. Ở Việt Nam, cứ 10 bé đến khám bệnh tại các khoa nhi thì có 4 - 5 bé bị biếng ăn.

Làm thế nào để biết bé bị biếng ăn?

Những dấu hiệu bố mẹ cần lưu ý: thời gian cho mỗi bữa ăn của bé kéo dài trên 30 phút. Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với bé cùng lứa tuổi. Bé không ăn hoặc ăn rất ít một hoặc vài nhóm thực phẩm nào đó (rau quả, thịt, cá...). Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như: la khóc, giả vờ nôn chớ, ngậm miệng, ngậm thức ăn... Bạn đã từng hoặc đang lo lắng về cân nặng của bé. Nếu có một dấu hiệu là cảnh báo bé có thể bị biếng ăn. Nếu có hai dấu hiệu trở lên là bé cần được bác sĩ tư vấn về nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Làm thế nào để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, biện pháp hữu hiệu nhất là điều chỉnh hành vi của bé và cha mẹ. Tạo cảm giác đói cho bé là điều quan trọng nhất trong điều chỉnh hành vi. Có 3 mức độ biếng ăn của bé, với từng mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau:

Mức độ nhẹ: Mặc dù bố mẹ đã tìm mọi cách nhưng bé vẫn không ăn được đa dạng thức ăn như mong muốn làm bố mẹ dễ nản lòng trước hành vi chống đối của bé trong bữa ăn.

Cách giải quyết: Bày ra một đĩa thức ăn vào đầu bữa có cả món bé thích và không thích, nhưng số lượng món thích thì ít hơn. Chỉ cho ăn thêm món bé thích nếu ăn hết món không thích. Cho bé ăn thức ăn giống với bố mẹ. Việc nêu gương là rất quan trọng trong việc khuyến khích bé thích hay không thích món ăn này hoặc món ăn kia. Khen bé đã ăn những món không thích lúc cuối bữa. Nếu bé không ăn các món không thích, không nên bực mình mà nói với bé rằng không còn đồ ăn nữa từ đây cho đến cuối bữa để kích thích bé đòi ăn vào bữa sau. Tuyệt đối không cho bé ăn vặt, chỉ cho uống nước sôi để nguội.

Mức độ trung bình: Ở mức độ này, bé thường kén cá chọn canh, chỉ ăn một vài loại thức ăn bé thích hoặc từ chối hoàn toàn một hay nhiều loại thực phẩm (thường là rau). Như vậy bé thường trong tình trạng thiếu hụt dưỡng chất và bữa ăn sẽ là cực hình cho cả bố mẹ và bé. Tăng trưởng hiện tại thì đủ nhưng bé có nguy cơ béo phì hoặc thiếu hụt dưỡng chất nếu thói quen ăn uống này kéo dài.

Cách giải quyết: Bố mẹ kiểm soát, không bày hết thức ăn ra đĩa trước mặt bé. Chỉ khi cho bé ăn món nào mới bày ra món đó để tránh trường hợp bé kén cá chọn canh chỉ ăn những món bé thích. Với món bé không thích thì động viên bé “cắn/ăn một miếng”. Khen ngợi và thưởng một miếng thức ăn bé thích khi bé chịu ăn món không thích. Ví dụ: Thìa đầu tiên là đưa gần miệng bé, tiếp theo tiến gần hơn đợi bé chịu ăn món này. Khi bé đã chịu ăn món này bố mẹ thưởng cho bé một thìa thức ăn bé thích. Việc này phải được bé nhận biết. Chẳng hạn bố mẹ có thể nói: “Vì con đã ăn ngoan nên mẹ thưởng cho con thìa thức ăn này. Bây giờ con ăn tiếp nhé!”. Nếu bé từ chối thức ăn, quấy khóc thì bạn hãy làm ngơ, giả bộ không chú ý, không nói chuyện, không tương tác đến khi nào bé nín thì thôi. Hành động này có 2 lợi ích: Cho bé thấy rằng bố mẹ không muốn chú ý đến những hành vi xấu của bé và bố mẹ đang trừng phạt bé vì những hành vi này. Bé cần phải bỏ hành vi này. Thứ hai là khi quay đi sẽ khiến bố mẹ không có lý do để nổi giận với bé. Kết thúc bữa ăn sau tối đa 30 phút. Không cho bé ăn đồ ngọt hoặc uống nước giữa bữa ăn.

Lưu ý: Ban đầu bé có thể sụt cân, tuy nhiên tình trạng sụt cân trong thời gian ngắn này không gây hại cho bé. Nếu kiên trì vượt qua giai đoạn này thì sẽ thành công. Bố mẹ cần kiên nhẫn.

Mức độ nặng: Bé biếng ăn ở mức độ này thường có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như bé đang được nuôi ăn bằng ống thông (sonde). Bé thường bị thiếu hụt dinh dưỡng nặng nên còi cọc, chậm phát triển và không chịu đáp ứng với những hình thức điều trị nhẹ hơn.

Cách giải quyết: Bé cần có sự điều trị của bác sĩ nhi khoa, tùy tình trạng sức khỏe của bé mà có thể điều trị nội trú hay ngoại trú. Tuy nhiên qua khảo sát các chương trình điều trị trẻ em được nuôi ăn ở Mỹ cho thấy điều trị nội trú kèm theo điều chỉnh khẩu vị ít mất thời gian và tiền bạc hơn so với khi điều trị ngoại trú hoặc nội trú không kèm theo điều chỉnh khẩu vị.

Ngoài chế độ dinh dưỡng ra thì tình yêu thương của bố mẹ đối với trẻ còn quan trọng hơn rất nhiều. Bố mẹ hãy là người nuôi con giỏi nhưng đừng là người quá cứng nhắc, hãy linh hoạt tìm giải pháp để bé ăn uống tốt hơn.

BS. Phạm Thị Thục

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cach-khac-phuc-chung-bieng-an-cho-be-n94895.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông thường mọi người không mấy quan tâm đến sức khỏe của thận. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy tuân thủ một số lời khuyên sau đây để giúp thận khỏe.
  • Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị sỏi thận nhỏ. Tôi đã uống Thu*c theo đơn bác sĩ nhưng vẫn rất lo lắng vì sợ bệnh lại tái phát.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY