Ẩm thực hôm nay

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm đơn giản mà vẫn ngon đúng điệu, chuẩn vị truyền thống

Làm bánh trung thu: Trên thị trường có rất nhiều loại bánh trung thu với phần nhân mới lạ, hấp dẫn nhưng những chiếc bánh nướng nhân thập cẩm vẫn là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người.
Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Làm bánh trung thu rau câu đơn giản nhưng ăn là ghiền
Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Bánh trung thu dẻo nhân custard tan chảy hương vị khá lạ

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể làm ngay tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1. Nước đường bánh nướng:

Đường nâu: 300g; đường cát trắng: 300g; nước: 200ml; chanh: 4 lát.

2. Nhân thập cẩm

Mè trắng: 150g; hạt dưa: 150g; hạt điều: 150g; lạp xưởng: 150gr; mứt gừng vàng: 150g; mứt sen; mứt bí; mứt gừng đỏ; bột bánh in: 150g; bột mì: 500g; bá chanh: 30g; trần bì: 15g; trứng muối: 4 quả; lòng đỏ trứng: 2 quả; trứng vịt: 1 quả.

3. Hỗn hợp gia vị nhân

Dầu mè: 20ml; nước tương: 50g; nước đường bánh nướng: 350g; dầu hào: 50g; rượu Mai Quế Lộ: 5g; đường cát trắng: 100g; dầu ăn: 250ml

Bánh trung thu nhân thập cẩm chuẩn vị truyền thống. Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho đường nâu, đường trắng và nước vào nồi, dùng muỗng khuấy đều. Đợi cho hỗn hợp sôi lên rồi thêm 4 lát chanh vào là xong phần nước đường.

Bước 2: Rang mè trắng, hạt dưa và hạt điều đến khi chín vàng thơm. Tiếp theo, cắt lạp xưởng thành hạt lựu. Áp chảo lạp xưởng, đảo đều để lạp xưởng không bị cháy. Sau đó lần lượt xay mứt gừng vàng, hạt dưa, hạt điều, mứt sen, mứt gừng đỏ và mứt bí cho nhuyễn ra. Cắt lá chanh và trần bì thành sợi nhỏ

Bước 3: Trộn đều các nguyên liệu làm gia vị nhân đã chuẩn bị thành hỗn hợp gia vị nhân. Sau đó đổ dầu ăn vào bột bánh in, trộn đều lên làm hỗn hợp bột dầu

Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị làm nhân bánh vào âu rồi trộn. Tiếp theo, tách lòng đỏ trứng muối cho vào ngâm với rượu Mai Quế Lộ để khử bớt mùi tanh rồi mang đi hấp trong khoảng 12 phút là trứng chín.

Đổ dầu ăn vào nước đường bánh nướng, thêm lòng đỏ trứng vào rồi dùng muỗng đánh đều lên.

Cho bột mì ra âu, từ từ đổ hỗn hợp nước đường bánh nướng vào rồi tiến hành nhào bột thật đều tay đến khi thu được một khối bột mềm mịn.

Chia nhân bánh ra thành các phần bằng nhau, lần lượt cho lòng đỏ trứng muối đã hấp chín vào chính giữa từng viên nhân, khéo léo gói lại và viên tròn đẹp mắt.

Bước 5: Phần bột vỏ bánh cũng chia ra thành nhiều khối bột nhỏ, rắc một chút bột khô ra mặt phẳng, dùng cây cán bột cán từng khối bột mỏng ra. Sau đó cho nhân bánh vào giữa miếng bột, gói lại sao cho vỏ bánh bao trọn phần nhân bên trong. Tiếp theo, cho bánh vào trong khuôn, dùng tay ấn nhẹ rồi gõ khuôn xuống dưới bàn, lấy bánh ra.

Bước 6: Làm nóng lò nướng ở 220 độ C trước 10 phút. Xếp bánh vào khay nướng đã lót sẵn giấy nến, cho khay vào lò nướng khoảng 10 phút.

Trộn 2 lòng đỏ trứng với 20ml dầu ăn và 1 quả trứng vịt để làm hỗn hợp phết lên mặt bánh. khi bánh nướng được 10 phút thì lấy ra, phết hỗn hợp trứng lên trên và cho vào lò nướng thêm 15 phút nữa là hoàn thành công thức làm bánh trung thu thập cẩm.

Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Đổi vị với bánh trung thu kem lạnh kiểu Nhật Bản
Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Bánh trung thu dẻo ngũ sắc cực đẹp mắt với cách làm siêu nhanh

Tweet

EmailIn bài viết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/cach-lam-banh-trung-thu-nhan-thap-cam-don-gian-ma-van-ngon-dung-dieu-chuan-vi-truyen-thong-118378.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY